Rừng Việt Bắc đã xuất hiện ở chiến dịch nào trong lịch sử?

  1. Lịch sử

Hôm nay mình đọc một vài bài thơ ngày xưa được học và trong đó có bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Trong bài có một đoạn nhắc về rừng Việt Bắc như đoạn trích dưới đây và mình thử tìm kiếm thêm xem rừng đã xuất hiện đánh Tây như thế nào mà chưa ra. Mong được giải đáp từ mọi người.

“Nhớ khi giặc đến giặc lùngRừng cây núi đá ta cùng đánh TâyNúi giăng thành lũy sắt dàyRừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”

Từ khóa: 

rừng việt nam

,

thiên nhiên

,

núi rừng

,

lịch sử

Tố Hữu có nhiều tập thơ lớn với nhiều bài thơ có giá trị. Bài Việt Bắc trong tập thơ cùng tên là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, của thơ ca Việt Nam.

Sau khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940, Việt bắc trở thành căn cứ địa cách mạng đến năm 1945. 

Năm 1946, thực dân Pháp tái chiếm nước ta, Hà Nội rơi vào tay giặc, Việt Bắc tiếp tục trở thành căn cứ địa cách mạng của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Năm 1945, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết (tháng 7-1954), hòa bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới được mở ra. Tháng 10 – 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Nhân sự kiện thời sự mang tính lịch sử đó. Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.  Bài thơ có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật mà tiêu biểu là đoạn thơ sau :

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng 

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”

Ý nghĩa của đoạn thơ: Trong những ngày đầu kháng chiến gian khổ của giai đoạn cầm cự, phòng ngự, bộ đội phải dựa vào dân, dựa vào núi rừng Việt Bắc hiểm trở để đánh địch. Trước giờ khắc quyết định của lịch sử, không chỉ nhân dân mà cả núi rừng cùng đều vùng lên, chung sức đánh Tây. Với cuộc kháng chiến đầy gian lao của quân và dân Việt Bắc, núi rừng cũng trở nên có chí, có tình người, đã trở thành những người bạn, những người đồng đội, những chiến sĩ anh hùng của toàn quân. 

Núi thì giăng thành lũy, rừng thì đảm nhận hai công việc. Như một người mẹ che chở cho con mình, rừng bao bọc cho bộ đội trước mặt kẻ thù cướp nước. Rừng trở nên kiên quyết đến dữ dằn cùng với việc vây quân thù để tiêu diệt, cái trùng trùng điệp điệp của rừng, cái khí thế hiên nagng kiêu hùng của những vách núi đã làm cho biết bao kẻ thù khiếp sợ và bất lực. 

=> Quả thật Việt Bắc đã trở thành “Địa linh nhân kiệt” kể từ đó. Qua đó càng làm sáng tỏ thêm nhận định: Việt Bắc là cái nôi của cách mạng dân tộc ta.

Trả lời

Tố Hữu có nhiều tập thơ lớn với nhiều bài thơ có giá trị. Bài Việt Bắc trong tập thơ cùng tên là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, của thơ ca Việt Nam.

Sau khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940, Việt bắc trở thành căn cứ địa cách mạng đến năm 1945. 

Năm 1946, thực dân Pháp tái chiếm nước ta, Hà Nội rơi vào tay giặc, Việt Bắc tiếp tục trở thành căn cứ địa cách mạng của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Năm 1945, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết (tháng 7-1954), hòa bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới được mở ra. Tháng 10 – 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Nhân sự kiện thời sự mang tính lịch sử đó. Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.  Bài thơ có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật mà tiêu biểu là đoạn thơ sau :

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng 

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”

Ý nghĩa của đoạn thơ: Trong những ngày đầu kháng chiến gian khổ của giai đoạn cầm cự, phòng ngự, bộ đội phải dựa vào dân, dựa vào núi rừng Việt Bắc hiểm trở để đánh địch. Trước giờ khắc quyết định của lịch sử, không chỉ nhân dân mà cả núi rừng cùng đều vùng lên, chung sức đánh Tây. Với cuộc kháng chiến đầy gian lao của quân và dân Việt Bắc, núi rừng cũng trở nên có chí, có tình người, đã trở thành những người bạn, những người đồng đội, những chiến sĩ anh hùng của toàn quân. 

Núi thì giăng thành lũy, rừng thì đảm nhận hai công việc. Như một người mẹ che chở cho con mình, rừng bao bọc cho bộ đội trước mặt kẻ thù cướp nước. Rừng trở nên kiên quyết đến dữ dằn cùng với việc vây quân thù để tiêu diệt, cái trùng trùng điệp điệp của rừng, cái khí thế hiên nagng kiêu hùng của những vách núi đã làm cho biết bao kẻ thù khiếp sợ và bất lực. 

=> Quả thật Việt Bắc đã trở thành “Địa linh nhân kiệt” kể từ đó. Qua đó càng làm sáng tỏ thêm nhận định: Việt Bắc là cái nôi của cách mạng dân tộc ta.

Có lẽ là chiến dịch Việt Bắc , chiến dịch tấn công chiến lược của Pháp với mục tiêu chính yếu là tiêu diệt bộ chỉ huy và lực lượng kháng chiến chủ lực của Việt Minh.

Nghe đến Việt Bắc là bồi hồi.

Nơi mình đang sống là một phần của Việt Bắc đó