SÀNG LỌC TRƯỚC SINH: Ba mẹ tuyệt đối không được "ngó lơ"

  1. Sức khoẻ nhi khoa

  2. Mẹ và Bé

Ước muốn của người làm cha, làm mẹ là sinh được những đứa con khỏe mạnh, thông minh, lành lặn. Thế nhưng, đi cùng niềm vui luôn có cả sự lo lắng rằng em bé khi sinh ra sẽ gặp vấn đề về sức khỏe. Ngày nay, y học càng hiện đại, khả năng phát hiện sớm dị tật bẩm sinh ở thai nhi càng cao. Bởi vậy mà sàng lọc trước sinh được khuyến cáo đối với phụ nữ khi mang thai nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong do dị tật bẩn sinh cũng như phát hiện sớm dị tật ở trẻ.

Thế nào là sàng lọc trước sinh?

Sàng lọc trước sinh là việc sử dụng những biện pháp thăm dò đặc hiệu trong thời gian mang thai để chẩn đoán xác định các trường hợp bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở giai đoạn bào thai. Từ đó tham vấn cho gia đình chọn hướng xử trí kịp thời và thích hợp. Mục đích của khám sàng lọc trước sinh sẽ giúp phát hiện sớm những dị tật bẩm sinh liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể mà thai nhi có thể gặp phải như hội chứng Down, Edwards, Patau,... Xét nghiệm sàng lọc trước sinh bao gồm 2 giai đoạn là sàng lọc và chẩn đoán. Thai phụ có kết quả sàng lọc nguy cơ cao sẽ được yêu cầu thực hiện phương pháp xâm lấn như sinh thiết gai nhau, chọc ối… để chấn đoán xác định xem thai nhi có mắc bệnh hay không.
https://cdn.noron.vn/2022/11/15/9813234315674648-1668499261.jpg
Sàng lọc trước sinh vô cùng cần thiết đối với phụ nữ mang thai.
Khám sàng lọc trước sinh sẽ giúp phát hiện sớm những dị tật bẩm sinh liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể mà thai nhi có thể gặp phải như hội chứng Down, Edwards, Patau,... Xét nghiệm sàng lọc trước sinh bao gồm 2 giai đoạn là sàng lọc và chẩn đoán. Thai phụ có kết quả sàng lọc nguy cơ cao sẽ được yêu cầu thực hiện phương pháp xâm lấn như sinh thiết gai nhau, chọc ối… để chấn đoán xác định xem thai nhi có mắc bệnh hay không.

Lợi ích của việc sàng lọc trước sinh.

  • Giảm bớt sự lo lắng của mẹ khi được thông báo trước về tình hình sức khỏe thai nhi. Nếu thai nhi bình thường, mẹ sẽ tiếp tục thai kỳ trong tâm lý thoải mái và không cần lo lắng. Trong trường hợp thai nhi được chuẩn đoán có nguy cơ mắc các bệnh lý di truyền, mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn để đưa ra quyết định sáng suốt về những việc nên và không nên làm.
  • Phát hiện sớm và xử trí kịp thời dị tật thai nhi, góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong do dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
https://cdn.noron.vn/2022/11/15/9813234315674674-1668499627.jpg
Khám sàng lọc trước sinh giúp nâng cao chất lượng giống nòi, giảm gánh nặng bệnh tật.
  • Có phương pháp can thiệp phù hợp sau khi trẻ chào đời nếu chẳng may phát hiện thai nhi bị dị tật, giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển bình thường như các bạn đồng lứa.
  • Các dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở bất kỳ trường hợp nào, và bất kỳ giai đoạn nào trong lúc mang thai. Nhưng đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ khi các bộ phận cơ thể của thai nhi đang hình thành. Vì vậy nên các xét nghiệm sàng lọc trước sinh có ý nghĩa rất lớn, không chỉ phát hiện dị tật bẩm sinh mà còn giúp cải thiện sức khỏe đời sau. 

Nên làm sàng lọc trước sinh vào thời điểm nào?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ:

Thai phụ nên đi khám sàng lọc khi tuổi thai được từ 11 - 14 tuần, tốt nhất là trong khoảng từ 12 - 13 tuần. Sàng lọc trong giai đoạn này bao gồm siêu âm hình thái thai nhi, đo độ mờ da gáy vào thời điểm từ 11 - 13 tuần 6 ngày và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down và một số bệnh lý khác.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ:

Trong giai đoạn này, khi đi khám sàng lọc, thai phụ được thực hiện một số xét nghiệm cần thiết vào lúc tuổi thai từ 14 - 21 tuần. Từ tuần thai thứ 20 - 24, sản phụ được siêu âm hình thái và cấu trúc các cơ quan của thai nhi nhằm phát hiện các bất thường của hệ thần kinh, hệ tim mạch, ở lồng ngực, dị tật của dạ dày - ruột, sinh dục - tiết niệu, xương...

Trong 3 tháng cuối thai kỳ:

Trong thời gian này, thai phụ nên chủ động siêu âm để phát hiện một số vấn đề bất thường về hình thái xảy ra muộn như: bất thường ở động mạch, tim hay trong cấu trúc não. Ngoài ra, trong lần siêu âm này, bác sĩ cũng có thể nhận biết tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung, từ đó đưa ra những tư vấn, hướng xử trí tốt nhất cho sản phụ và thai nhi.

Từ khóa: 

sức khỏe thai sản

,

sức khoẻ nhi khoa

,

mẹ và bé