Sau khi xử lý FLC và Tân Hoàng Minh, Nhà nước cần làm gì để xử lý nợ xấu còn tồn đọng?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

flc

,

tân hoàng minh

,

nợ xấu

,

xã hội

Vào ngày 14/4/2022, tại Thường vụ Quốc hội, bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trình dự thảo Nghị quyết về việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, lũy kế từ khi nghị quyết có hiệu lực (từ 15/8/2017 - 31/12/2021), toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý hơn 380 nghìn tỷ đồng nợ xấu.

Và sau khi có Nghị quyết 42, phần xử lý nợ xấu thu hồi do khách hàng tự trả nợ tăng lên khoảng 40% so với trước đây. Nghĩa là, khi có Nghị quyết 42, người đi vay thấy trách nhiệm của mình trong vay, trả nợ và tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng thu hồi nợ.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đề nghị Quốc hội thông qua Nghị quyết kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết 42 thêm 2 năm nữa, tức là đến hết ngày 15/8/2024, theo thủ tục rút gọn tại kỳ họp tháng 5/2022.

Bà Hồng cũng cho biết thêm "Việc kéo dài thời hạn áp dụng nghị quyết là cơ sở pháp lý để xử lý nợ xấu còn tồn đọng và những khoản nợ theo nghị quyết bị chuyển thành nợ xấu do tác động của đại dịch Covid-19".

Trước đó, phát biểu tại phiên khai mạc họp Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị hạn chế nợ xấu liên quan đến lĩnh vực bất động sản, trái phiếu của doanh nghiệp và ngân hàng.

Chủ tịch khẳng định cần giải quyết nợ xấu đã được khoanh vào, đồng thời hạn chế nợ xấu phát sinh, nhất là nợ xấu liên quan đến những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nợ xấu liên quan đến lĩnh vực bất động sản, liên quan đến trái phiếu của doanh nghiệp và ngân hàng là trái chủ.

Trả lời

Vào ngày 14/4/2022, tại Thường vụ Quốc hội, bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trình dự thảo Nghị quyết về việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, lũy kế từ khi nghị quyết có hiệu lực (từ 15/8/2017 - 31/12/2021), toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý hơn 380 nghìn tỷ đồng nợ xấu.

Và sau khi có Nghị quyết 42, phần xử lý nợ xấu thu hồi do khách hàng tự trả nợ tăng lên khoảng 40% so với trước đây. Nghĩa là, khi có Nghị quyết 42, người đi vay thấy trách nhiệm của mình trong vay, trả nợ và tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng thu hồi nợ.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đề nghị Quốc hội thông qua Nghị quyết kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết 42 thêm 2 năm nữa, tức là đến hết ngày 15/8/2024, theo thủ tục rút gọn tại kỳ họp tháng 5/2022.

Bà Hồng cũng cho biết thêm "Việc kéo dài thời hạn áp dụng nghị quyết là cơ sở pháp lý để xử lý nợ xấu còn tồn đọng và những khoản nợ theo nghị quyết bị chuyển thành nợ xấu do tác động của đại dịch Covid-19".

Trước đó, phát biểu tại phiên khai mạc họp Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị hạn chế nợ xấu liên quan đến lĩnh vực bất động sản, trái phiếu của doanh nghiệp và ngân hàng.

Chủ tịch khẳng định cần giải quyết nợ xấu đã được khoanh vào, đồng thời hạn chế nợ xấu phát sinh, nhất là nợ xấu liên quan đến những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nợ xấu liên quan đến lĩnh vực bất động sản, liên quan đến trái phiếu của doanh nghiệp và ngân hàng là trái chủ.