Sẽ không có công thức quản lý thời gian hiệu quả nếu bạn không tạo ra nó!

  1. Kỹ năng mềm

Nếu công thức thực sự tồn tại và hiệu quả như lời đồn, mọi người đã thôi tìm kiếm và các đầu sách hay bất cứ điều gì liên quan đến dạy kỹ năng “quản lý thời gian hiệu quả” sẽ không ra liên tục và “cháy hàng” như bây giờ!

Nếu để ý một xíu, bạn sẽ phát hiện các nhà tỷ phú hay những doanh nhân thành đạt cũng ít đề cập “thanh xuân vật vã” của họ và cách họ quản lý thời gian để vượt qua. Nếu bạn “sướng phát điên” khi phát hiện “bí kíp quản lý thời gian hiệu quả của các CEO hàng đầu” vì nghĩ chỉ cần áp dụng triệt để thì con đường sự nghiệp của mình cũng sẽ “trải hoa hồng” thì bạn đã lầm to. Tính chất công việc của họ không giống của bạn. Ngoài ra, thời gian biểu của CEO chỉ có đề mục “công việc” thì sinh viên chúng mình còn BỔ SUNG ĐỀ MỤC QUAN TRỌNG HƠN: HỌC TẬP.

Vì vậy, công thức “quản lý thời gian hiệu quả của sinh viên” chính là CÂN BẰNG HỌC TẬP VÀ CÔNG VIỆC. Bạn hãy tin rằng những gạch đầu dòng dưới đây sẽ thực sự HIỆU QUẢ khi giải quyết vấn đề nan giải của bạn, còn mức độ hiệu quả của công thức tùy vào người thiết kế.

Can bang hoc tap va cong viec
Công thức “quản lý thời gian hiệu quả của sinh viên” chính là CÂN BẰNG HỌC TẬP VÀ CÔNG VIỆC.

1. Phân bổ thời gian học tập và làm thêm

Sau khi xác định thời gian để học là CHÍNH còn thời gian để đi làm thêm là PHỤ thì bạn nên đặt ra GIỚI HẠN GIỜ ĐI LÀM THÊM. Tại các nước khác trên thế giới, chính các trường đại học để ra qui định để “áp chế” du học sinh phòng trường hợp du học sinh quên mất mục tiêu thực sự. Như du học đến Vương quốc Anh, sinh viên sẽ chỉ được làm thêm tối đa 20 tiếng/ tuần để bảo đảm việc học.

Can bang hoc tap va cong viec 2

Tham khảo từ các trường nước ngoài, bạn nên làm thêm 20-24 giờ/ tuần (trung bình 4 tiếng/ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy). Những dịp lễ Tết hoặc kì nghỉ Hè, bạn có thể tranh thủ làm nhiều hơn. Trong bốn năm học, năm hai và năm ba là thời điểm thích hợp nhất để đi làm thêm. Năm nhất, sinh viên còn đang “khởi động” với hàng loạt các hoạt động của nhà trường cũng như làm quen và ổn định môi trường học tập mới. Năm tư là thời điểm “dồn lực” để tốt nghiệp đạt kết quả tốt nhất nên có thể chọn những công việc ít tốn thời gian hơn.

2. Tự thiết kế thời gian biểu

Gõ từ khóa “quản lý thời gian hiệu quả”, bác Google sẽ trả lại cho bạn 1001 phương pháp của các chuyên gia mà tiêu biểu có thể kể ở đây như: Eisenhower (phân chia thứ tự quan trọng của công việc), Pomodoro (tập trung làm việc trong mỗi 25 phút và nghỉ ngơi 5 phút)… Bạn nên thử áp dụng từng phương pháp rồi tự thiết kế thời gian biểu của chính mình. Những người thân, bạn bè, đồng nghiệp chính là những người thấu hiểu con người bạn nhất và những lời đánh giá từ họ sẽ rất có giá trị cho thời gian biểu của bạn.

1211_Podomoro

Cuối cùng, yếu tố để hoàn thành gian biểu của bạn: BỔ SUNG DEADLINE (HẠN CHÓT) cho từng đầu việc. Hãy xem thời gian biểu đều đặn như bạn check tin nhắn điện thoại, chính thói quen “nhắc deadline” sẽ góp phần không ít tạo động lực để bạn hoàn thành tốt đầu việc của mình.

Yếu tố để hoàn thành gian biểu của bạn: BỔ SUNG DEADLINE (HẠN CHÓT) cho từng đầu việc.

3. Một số gạch đầu dòng cần ghi nhớ

Hoàn thành hai bước trên là bạn đã có trong tay bí kíp “quản lý thời gian hiệu quả” NHƯNG chưa HỢP LÝ. Yếu tố hợp lý ở đây là thời gian biểu ấy có thể có hiệu quả LÂU DÀI hay không. Con người muốn học tập tốt, làm việc tốt thì phải đảm bảo ăn uống đủ - ngủ đủ - nghỉ ngơi đủ (tránh bị stress).

Bạn sẽ có bí kíp quản lí thời gian hiệu quả nếu tuân theo những quy tắc trên nhưng nó sẽ CHƯA HỢP LÝ. Yếu tố hợp lý ở đây là thời gian biểu ấy có thể HIỆU QUẢ LÂU DÀI HAY KHÔNG.

Bạn hãy kiểm tra lần cuối thời gian biểu của bạn với những tiêu chí dưới đây:

  • Mỗi lúc chỉ làm một việc: Tập trung là cách để không lãng phí thời gian. Làm đa nhiệm (multi-tasking) chính là giết chết sự tập trung.
  • Làm hết sức thì được chơi hết mình: Có thời gian nghỉ ngơi/ thư giãn sau chuỗi ngày làm việc căng thẳng. Đừng xem thường vì đây chính là lúc cơ thể “sạc” năng lượng.
  • Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép: Cuộc sống luôn có những điều “bất ngờ” và khiến kế hoạch thời gian của bạn bị sai lệch. Hãy tha thứ cho bản thân và học cách chấp nhận nó. Nếu bạn có kế hoạch dự phòng, đó sẽ là một điểm cộng!

Đừng quên “khoe” thành quả thời gian biểu của bản thân cho mọi người tham khảo và góp ý nhe!


Từ khóa: 

kỹ năng quản lý thời gian

,

sinh viên đi làm thêm

,

cân bằng cuộc sống

,

học và đi làm thêm

,

kỹ năng mềm