Sếp và nhân viên - Làm sao để phá bỏ khoảng cách

  1. Phong cách sống

  2. Kỹ năng mềm

Trong các công ty lớn ở Việt Nam, hầu như chúng ta đều có những process và rất nhiều vị trí khác nhau. Trong đó, có thể có rất nhiều cấp bậc, và họ có thể coi là bậc trên của chúng, đóng góp rất nhiều vào con đường thăng tiến, đánh giá của nhân viên. Vậy làm thế nào để một người mới, non nớt kinh nghiệm có thể xua tan khoảng cách giữa sếp và chính họ? 

Cách 1: Thể hiện con người bạn, mạnh dạn chia sẻ ý kiến 

Chắc chắn 1 điều là khi làm việc, chúng ta thường có những nỗi sợ, e dè với sếp của mình. Vì thứ nhất họ là người giao việc, thứ 2 họ là người đánh giá, giám khảo công việc của chúng ta, và nếu làm không tốt, thì ai cũng sẽ rất sợ chê.

Tuy nhiên, theo như mình quan sát thì những người sếp thường chỉ muốn làm sao cho công việc được giao đúng với yêu cầu, đúng với những gì họ mong muốn mà thôi, họ không có ghét bạn, vì bạn là người có thể họ sẽ nhờ khi bận mà, chẳng ai lại đi loại bỏ cánh tay đắc lực của mình cả. https://cdn.noron.vn/2022/11/17/9813234315683046-1668695484.png

Cách 2: Tận dụng những buổi teambuidling, liên hoan 

Chẳng có ai là mãi cứng nhắc, chỉ là bạn chưa biết cách làm cho họ bộc lộ mọi thứ mà thôi. Đúng như là mượn rượu tỏ tình, ai trên bàn nhậu cũng đều dễ tính cả. Vì khi men trong người tăng, thì thường chúng ta sẽ yếu lòng, và nói thật thì khi dạ dày được nấp đầy rồi, họ sẽ dễ thương hơn rất nhiều so với trên công ty. 

Do vậy, nếu ai là thánh diệt mồi, thần cồn thì thường được các sếp rất hay trọng dụng là vậy. Thay vì nói về công việc, trên bàn nhậu chỉ bàn tán về những vấn đề trong xã hội, và liên quan đến những trải nghiệm thực tế, do đó mọi người sẽ dễ cởi mở với nhau nhiều hơn là như vậy. 

Tận dụng những lúc này, có thể bắt tay, ôm choàng vai với cấp trên cũng được, hãy coi họ là một người bạn thực sự, thì đảm bảo hôm sau mối quan hệ của đôi bên sẽ lên một tầm cao mới. https://cdn.noron.vn/2022/11/17/9813234315683047-1668695500.jpg

Cách 3: Chú ý cách ăn mặc, ứng xử, lời nói khi giao tiếp 

Đầu tiên, ăn mặc cần phải gọn gàng một chút, mình biết nhiều nơi có thể ăn mặc thoải mái, do đó nhiều người ăn mặc rất xuề xòa. Điều đó không chỉ không tốt, ảnh hưởng tới hình ảnh của người đó với mọi người, mà còn tạo cho chính mình cách làm việc thiếu chuyên nghiệp. Không cần quá cầu kì, kiểu cách, thoải mái lịch sự là điểm cộng lớn rồi.

Tiếp tới đó là hãy kiểm soát lời nói của mình. Đừng bao giờ chê người khác, hỏi lương người khác, hay nói những lời vô duyên. Thay vì vậy, hãy học cách hài hước hơn, học cách mở rộng một vấn đề mà người khác đang nói thay vì theo ý mình. 

Ứng xử cũng vậy, ở đây là chào hỏi họ, gặp thì cúi người thật mạnh xuống, đừng lo sợ hay ngại gì cả, chính bạn khác biệt thì sếp mới ấn tượng. Ví dụ khác đó là khi sếp ngồi, bạn đừng nên đứng và ngược lại khi sếp đừng, bạn đừng nên ngồi. Theo tâm lý học, mọi người sẽ tìm thấy sự đồng cảm hơn khi họ có "chiều cao" bằng nhau, cho nên hãy chú ý những điều nhỏ này nếu bạn chưa biết nhé! 

Từ khóa: 

phong cách sống

,

kỹ năng mềm