Short-selllers trước giờ tử chiến

  1. Đầu tư & Tài chính

gallery_xlarge


Tôi viết bài này trong tâm trạng rất phẫn nộ, nhưng cố gắng không đưa cảm xúc vào bài viết để giữ cái nhìn trung lập nhất có thể.

Ngày 29/1/2021 là một điểm mốc rất quan trọng, đó là lúc rất nhiều lệnh short của Melvin hết hạn, dù muốn dù không, họ vẫn phải mua lại một số lượng cổ phiếu khổng lồ để trả nợ và đóng lệnh short. Tuy nhiên, hãy nhìn toàn cảnh để thấy nỗ lực của họ trở thành công cốc như thế nào.

Bước 1: Short, short và short thêm nữa

Melvin không chịu đầu hàng, đây là một công ty có thâm niên short từ rất lâu, và thành công không ít. Thành công ở đây là Melvin hốt được tiền trong khi nhìn những công ty bình thường và người thường túng quẫn trong con đường phá sản. Tất cả chỉ vì họ naked short.

Nói nôm na, naked short là vay mượn vượt mức mà thị trường có thể cho mượn, sau đó bán để tạo ra lực đẩy vô cùng lớn khiến cổ phiếu rớt giá thê thảm. Hành vi này được xem là thao túng thị trường và là phạm pháp.

Tuy nhiên, dù Melvin đã naked short nhiều lần, nhưng vẫn chưa bị "sờ gáy". Đừng hỏi tại sao, những người dám đặt câu hỏi đó cho các nhà chức trách đều đang ngồi tù hay bị phá sản hết rồi. Tôi cũng không thể trả lời được, vì tôi còn gia đình để chăm sóc.

Chính vì vậy, lượng short mà Melvin và các short sellers khác đã vượt quá số cổ phiếu trôi nổi trên thị trường. Tuần trước là 160%, còn hiện nay tăng lên khoảng 250%.

Mục tiêu của các short seller là để đẩy giá xuống, tuy nhiên, cứ mỗi khi họ short thì liên minh r/WSB lại mua thêm và lại giữ mà không bán lại. Tình trạng này kéo dài, khiến lực lượng FOMO (Fear of missing out) nhảy vào mua thêm, đẩy giá lên cao ngút trời, và đồng thời đẩy Melvin vào thế phải tìm giải pháp khác.

Bước 2: Tung tin đồn "Melvin đã đầu hàng"

Tin này chạy nhan nhản trên các mặt báo, từ lớn tới nhỏ, mà nhiệt tình nhất là kênh CNBC, với những cáo buộc nói rằng r/WSB là thủ phạm đẩy volatility lên quá cao.

Bản tin Melvin đã đầu hàng ngay lập tức bắt được sự chú ý của cộng đồng, nhưng theo chiều hướng ngược lại: Họ phân tích lại và phát hiện rằng nếu Melvin thật sự đầu hàng và cắt lỗ thì volume giao dịch phải lớn hơn rất nhiều, do đó CNBC và các báo khác đang nói dối, nhằm chia rẽ liên minh và tạo lợi thế cho Melvin.

Rất tiếc là sau đó, giá cổ phiếu của GME lại tăng phi mã. Đến đây thì chính CNBC lại lên tiếng lo ngại việc giá lên cao quá khiến các short seller chết hàng loạt. Nhưng họ lại quên mất rằng ngay hôm trước họ đã bảo short seller đã đầu hàng. Hay nhỉ, nếu đã cắt lỗ thì sao phải xoắn nữa?

Bước 3: Hù dọa thị trường bằng after-hour market và premarket

Thị trường chứng khoán có giờ giao dịch cụ thể, bên ngoài giờ đó thì không ai có thể giao dịch được. Nhưng đó là lý thuyết. Thực tế chỉ có giới Wall Street là có thể giao dịch ở after-hour market và premarket mà thôi. Thế nhưng, nhiều người vẫn quan sát nó để điều chỉnh việc đặt lệnh của mình.

Và đó trở thành điểm tựa cho việc hù dọa: các short seller tìm cách cho thị trường này rớt giá, vẫn với bằng cách cũ của họ: short thật nhiều. Và vì ở 2 loại market này không có người thường, nên số người mua ít, đẩy giá rớt quá mạnh.

Mọi chuyện chỉ thật sự thay đổi khi sàn mở cửa cho người thường tham gia. Tất cả mọi người đều tranh nhau mua vì thấy giá mới rớt thê thảm. Mua xong rồi, vẫn như cũ, họ HOLD và không bán cho ai cả. Chẳng mấy chốc toàn bộ cổ phiếu mà các short seller vừa mới mượn và bán đã bay hơi, và nhu cầu lại còn vượt xa hơn thế khiến giá cổ phiếu bị đẩy bay lên quá cao.

Trò hù dọa này chỉ xài được một lần, những lần sau không xài được nữa.

Bước 4: Short tất tay

Đây chính là lý do khiến lượng cổ phiếu short bay từ 160% lên 250%. Họ không cắt lỗ ở lúc trước, nhưng lại tiếp tục vay mượn thêm và short mạnh lên, cố gắng đẩy giá cổ phiếu xuống. Và giá đã bị đẩy xuống rất mạnh.

Nhưng...

Lực cản của lệnh mua quá lớn, trong khi không có bất cứ làn sóng bán nào được hình thành theo "hiệu triệu" của họ. Và làn sóng mua ào tới tấp khiến cho họ phải chào thua thêm lần nữa.

Tại sao đến lúc này rồi mà lực mua còn lớn? Xin thưa, chính bởi vì sự lan tỏa của cộng đồng r/WSB, vốn từ 2 triệu lên thành 4 triệu chỉ sau vài ngày. Làn sóng này như đàn ong vỡ tổ, chỉ chờ đến giờ mở cửa là nhào vào. Let me in!

Bước 5: Nỗ lực đóng cửa diễn đàn

Nhân vật nổi tiếng nhất ở đây tên là Discord.

Cộng đồng r/WSB có 2 nơi thảo luận chính, một là Reddit, hai là Discord.

Và dưới áp lực bị report tới tấp, Discord đã shutdown server của r/WSB. Ngay khi bị Discord shutdown, cộng đồng ngay lập tức hành động, để tránh bị shutdown ở cả Reddit, diễn đàn chính của mình. Nguyên nhân chính để Discord shutdown là "hate speech", cơ bản là vì cộng đồng này văng tục rất nhiều và chửi Wall Street còn nhiều hơn, do đó Discord cho rằng cộng đồng đã vi phạm nguyên tắc của mình. (Dù cho việc chửi đó có đúng hay không, thì Discord vẫn cho rằng không nên chửi, mặc dù Discord cũng chửi những kẻ mà họ cho là xấu... Anyway... Quên mất, lại để cảm xúc dâng cao rồi... Trung lập tiếp nào).

"Hate speech" theo kiểu như thế thì ở Reddit không cấm, chỉ là phải bị gán nhãn NSFW mà thôi, điều này không thành vấn đề. Nhưng có một vấn đề khác, là khi tập hợp người quá lớn, lực lượng quản lý sẽ không thể làm gì nổi nếu mọi chuyện diễn biến chệch đường ray quá nhanh, đặc biệt là khi có nhiều người có xu hướng lôi kéo để "pump&dump" (hành vi phi pháp theo SEC). Và r/WSB quyết định giới hạn lại để họ có thể kiểm soát tốt hơn.

Nỗ lực report để kênh này "bay màu" do đó cũng thất bại nốt.

Bước 6: Vận động hành lang nhằm xác định r/WSB trái luật

Cơ sở của nhận định này ở chỗ: Chính r/WSB định hướng cho người dân mua cổ phiếu và đẩy giá nó quá cao, khiến nó dễ bốc hơi, gây nguy hiểm cho những người mới mua cổ phiếu.

Tuy nhiên, không ai kể cả họ biết được là "cao" thì cao so với giá cơ sở nào. Nên nhớ bài học kinh tế cơ bản về giá là "cung-cầu", nếu cung ít cầu nhiều thì giá tăng, ngược lại thì giảm. Cộng động r/WSB chỉ đơn giản là thích GME nên mua rồi sống chết cùng nó thôi.

Đôi khi hành động này được diễn dịch ra rất "tình người": Melvin muốn GameStop phải chết, nhưng người dân yêu GameStop nên nguyện chết cùng với nó, và họ ào ạt mua cổ phiếu GME, để khi GameStop chết thì họ có thể chết chung. Hết phim.

Thế nhưng, công cuộc vận động này vẫn tiếp tục, và gây ảnh hưởng đến không ít người, không ít báo chí, và cả những nhà chức trách như SEC và Phố Wall.

Bước 7: Đóng cửa các sàn giao dịch của người thường

Đây là một phần trong cuộc vận động hành lang nhằm ngăn chặn làn sóng mua. Nếu chấm dứt làn sóng mua thì có thể đẩy giá xuống, vì không còn lực cản nữa.

Nên nhớ là chỉ ảnh hưởng đến người thường, còn Melvin và những short seller khác thì không, vì họ giao dịch trực tiếp tại các sàn như NYSE hay Nasdaq, chứ không phải thông qua broker như người thường. (Nếu mọi người xem TV có thể thấy cảnh sàn chứng khoán với một đống màn hình và lộn xộn những người là người).

Bắt đầu bằng Robinhood. Sàn này (hay nói chính xác hơn là broker này) chỉ cho bán cổ phiếu GME mà không cho mua. Đây rõ ràng là hành vi gian lận và chi phối thị trường. Nhưng vì chưa có luật cấm nên không thể bắt bẻ nó được.

Tuy vậy, người thường vẫn không chịu bán GME để đẩy giá xuống. Chính vì vậy broker Robinhood thực hiện bước "bá đạo" hơn: Lén bán cổ phiếu GME của user lúc họ không để ý, và ngăn chặn họ hủy lệnh bán với thông báo đại loại "chúng tôi thực hiện lệnh bán giúp bạn để giảm thiểu rủi ro cho bạn". Nhưng không buồn giải thích rủi ro đó là rủi ro gì.

Cần lưu ý là Robinhood nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của Citadel, công ty sở hữu Melvin. Không khó hiểu lý do tại sao Robinhood lại giúp đỡ Melvin.

Chuyện hài là cái tên anh hùng Robinhood là người đã giúp người nghèo chống lại những kẻ quyền thế, thì giờ cái app lấy tên Robinhood lại làm ngược lại: giúp kẻ có quyền hại người nghèo. Sự dối trá còn thể hiện ở chỗ lúc mới ra, sàn này bảo "Let the people trade", nhưng giờ lại vả thẳng mặt người dùng "tao không thích cho mầy trade đó, làm gì tao nào?".

Bên cạnh Robinhood còn rất nhiều cái sàn khác, như Stake. Vốn dĩ những sàn này hoạt động thông qua broker "DriveWealth", và rất tiếc là DriveWealth cũng nhận đầu tư từ Point72, công ty đang nắm phần không nhỏ sở hữu của Melvin.

Tạm kết

Tất cả điều đó nói lên rằng thế lực Melvin còn quá mạnh. Tuy nhiên, dường như nó đã sắp hết "đạn" để chơi đến hết ngày hôm nay, và có thể tuần sau hay sau nữa.

Chưa biết đâu được, có khi nó lại thông đồng với các broker, đóng cửa sàn rồi tự động bán toàn bộ cổ phiếu GME của user cho nó. Rồi khi user đăng nhập vào thì còn vài đồng tiền lẻ mà không thấy cổ phiếu GME nào cả.

Và chẳng ai điều tra Melvin hết, SEC đang bận tiêu hóa một ngụm tiền trong miệng...

Tái bút

Tự nhiên thấy cái hình được share trong r/WSB về đợt "short squeeze" hồi 2008, share lại để xem đợt này có giống đợt đó không.

k1p7llq5j4e61


----Hết phần 5----

Phần 4:

Liệu r/WSB có chiến thắng được Phố Wall?

noron.vn

Phần 6:

R/WSB và cuộc chiến không khoan nhượng

noron.vn

Từ khóa: 

phố wall

,

wallstreetbets

,

chiến tranh kinh tế

,

gamestop

,

cổ phiếu

,

đầu tư & tài chính

đọc hấp dẫn vl

Trả lời

đọc hấp dẫn vl