Sinh viên nên bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân và tạo network thế nào?

  1. Phong cách sống

Khi mới lên Đại học, một trong những điều chúng ta được nghe nhắc đến nhiều nhất, có lẽ là việc ''Mở rộng mối quan hệ''. Mấy anh chị tiền bối, mấy thầy cô giảng viên suốt ngày lặp đi lặp lại câu: ''Các em phải có nhiều mối quan hệ, sau này ra đời, không có network tốt thì sẽ khó khăn lắm''. Sinh viên tụi mình nghe mà phát chán.

Thế nhưng, tầm quan trọng của kỹ năng networking thực chất không hề kém cạnh bất kì thứ gì khác. Và muốn duy trì được một ''mạng lưới'' các mối quan hệ tốt, điều đầu tiên cần làm, đó chính là xây dựng được định vị và thương hiệu cá nhân.

Việc này coi bộ khó à nhen. Mới sinh viên thôi mà, thương hiệu cá nhân làm sao xây dựng và định vị trong lòng mọi người được đây.


Theo mình, quá trình đó đơn giản như sau:

- Xác định được niềm yêu thích, đam mê của mình.

- Miệt mài theo đuổi, và chia sẻ niềm đam mê đó với mọi người xung quanh.

- Không ngừng phấn đấu để hoàn thiện bản thân ở nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung vào lĩnh vực mà bạn yêu thích.

- Trung thực, thẳng thắn và phải biết bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản thân.

- Và điều quan trọng nhất, bạn hãy là chính mình. Không cần phải cố gắng thay đổi vì bất kì ai hay bất kì định kiến nào cả. Hãy cứ là mình, ở phiên bản tốt nhất hiện tại. Vậy là đủ rồi.

Vậy còn tạo network như thế nào mới hợp lý?

- Khi đã có ''định vị'' và ''thương hiệu cá nhân'' rồi. Những người quan tâm đến bạn và cùng niềm quan tâm với bạn sẽ xuất hiện xung quanh bạn. Nhiệm vụ của bạn là chọn lọc và làm quen với họ. Với những người đã quen biết, hãy giữ mỗi quan hệ tốt và không ngừng phát triển.

- Không nên ngại ngùng khi bắt chuyện với ai đó, mạnh dạn bày tỏ và mở lời.

- Trong lúc trò chuyện, chú ý những điểm chung giữa bạn và người đối diện, đặt ra những tình huống và nói những điều liên quan đến các điểm chung đó.

- Phải biết được đâu là người sẽ giúp mình phát triển, tích cực hơn, đưa họ và network của mình.

- Thường xuyên trao đổi, trò chuyện để mối quan hệ càng chặt chẽ.

- Hào phóng, vị tha, nhiệt tình, tốt bụng,... là những phẩm chất giúp bạn duy trì được những mối quan hệ tốt.

- Và quan trọng nhất, là hãy thật lòng và chân thành với nhau.


Thời sinh viên tuy dài mà ngắn, nên thời gian trải nghiệm, tích lũy của chúng ta thật sự không nhiều, nhưng đây là lúc định hình được con người ta và những người xung quanh ta là ai một cách rõ ràng nhất. Vì vậy, đừng chần chừ trong việc mở lòng với mọi người, tìm cho mình những mối quan hệ nhất bạn nhé.

Góp ý, nhân xét và quan điểm của bạn về vấn đề trên là gì? Cùng chia sẻ nào!!!

Từ khóa: 

phong cách sống

Cách đây hơn 10 năm (khoảng 2006), khi internet chưa phát triển như bây giờ thì việc mở rộng và tiếp cận Network của sinh viên như bọn mình tương đối khó, chủ yếu thông qua các CLB, các hội nhóm & các hoạt động offline. Thời đó mình tìm kiếm & xây dựng Network dựa trên các hoạt động:

  • Tham gia hoạt động Hội nhóm (CLB) trong Hội sinh viên, Đoàn Thanh niên của trường mình (hoặc trường lân cận): việc này giúp mình tiếp cận được các Anh/Chị khóa trên và lắng nghe chia sẻ/ kinh nghiệm của các Anh chị ấy, từ đó bắt đầu mở rộng dần network ra các nhóm khác cũng như xác định được 1 số con đường ngắn hạn để tập trung sau đó --> Việc tham gia hoạt động này mình tập trung nhiều nhất, làm tốt nhất trong năm 1.
  • Tham gia các hoạt động offline bên ngoài & làm CTV, tình nguyện viên cho các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài: mình từng làm CTV mời tài trợ cho các dự án xã hội/ báo/ tạp chí/ các dự án bên ngoài. Tự lăn lộn làm kế hoạch rồi đi mời tài trợ các kiểu. Tự tổ chức các chương trình/ event cho chính sinh viên : việc này giúp cho bọn mình có động lực & cơ hội tiếp cận network là nhóm doanh nghiệm & các Anh/Chị bên ngoài. Từ đây các cơ hội có được công việc/ mentor rất dễ xuất hiện --> Việc này mình tập trung rất nhiều trong năm thứ 2 và đầu năm 3 đại học
  • Làm thêm bán thời gian cho 1 start-up : Mình học và theo đuổi công việc truyền thông MKT nên đến học kỳ 2 của năm thứ 3 mình xin đi làm thêm cho 1 start-up nhỏ ở vị trí lead team MKT cho startup đó. Startup này là của một anh khóa trên ở Hội sinh viên, biết mình nhiều ý tưởng và đam mê với MKT nên anh ý tạo điều kiện và giúp mình các mentor là các Anh/chị, giúp mình lên kế hoạch, xây dựng chiến lược & được chủ động thực hiện các ý tưởng --> Việc này mình làm khoảng 9 tháng từ giữa năm 3 cho tới đầu năm 4 đại học .
  • Support các thầy cô trong khoa / trường dựa trên kinh nghiệm, network mình có sẵn cho các hoạt động của khoa: Do có khoảng thời gian làm việc với báo chí, doanh nghiệp bên ngoài nên mình tích lũy được các mối quan hệ cũng như insight với bên ngoài. Nhà trường luôn mong muốn có nhiều hoạt động với DN cho Sinh viên & bản thân DN luôn tìm kiếm những cơ hội đó nữa. Bạn active và đủ insight thì bạn sẽ làm được nhiều điều có ý nghĩa và xây dựng, mở rộng được Network rất tốt: mình hỗ trợ làm truyền thông, TCBC, mời phóng viên cho các sự kiện/ hội thảo chuyên ngành của khoa hoặc giúp thầy cô mời tài trợ --> Việc này mình làm nhiều nhất ở cuối năm 3 & năm 4
  • Tìm kiếm một công việc full-time vào ngay kỳ thực tập của năm thứ 4 : mình phỏng vấn vị trí PR (chứ ko phải nhân viên MKT) để có cơ hội học hỏi về lĩnh vực này khi mình ở kỳ thực tập của năm 4. Lý do là vì thời điểm đó trong trường ĐH ko dạy đủ tốt cho mình về bộ môn này & may mắn là mình apply với những kinh nghiệm đã tích lũy trong gần 4 năm học , được đánh giá tương đối cao để có thể nhận được offer cho vị trí đó

Một số nguyên tắc/ kinh nghiệm khi xây dựng Network khi bạn là sinh viên:

  • Là sinh viên, bạn ko ngại mình dốt - bạn fresher vì thế hãy tiếp cận với thái độ cầu tiến, học hỏi. Người có kinh nghiệm, người đi làm rồi họ ko ngại chia sẻ & đặc biệt sẵn sàng chia sẻ với Sinh viên nên mình vẫn nói với các bạn: "tranh thủ khi còn khoác chiếc áo sinh viên & chủ động tiếp cận, học hỏi đi vì bạn là sinh viên, ko có ai dè chừng bạn gì hết"
  • Cầu tiến, học hỏi nhưng cần sự chuẩn bị. Bạn đừng đặt những câu hỏi quá ngu ngơ mà tất cả mọi người thường hay đặt, vì lúc đó bạn giống mọi người - ko có quan điểm ko khiến người khác nhớ bạn. Hãy tìm hiểu, hãy cố gắng đặt câu hỏi/ đặt vấn đề thể hiện được góc nhìn của bạn-- > Đặt câu hỏi thông minh & cùng khơi gợi vấn đề để thảo luận, chia sẻ là cách dễ nhất bạn kéo gần các mối quan hệ.
  • Hãy tinh tế & chân thành: tiếp cận đúng người, đúng thời điểm với 1 thông điệp (/câu hỏi) thông minh. Hiểu người ta là ai, đang làm gì để có cách chia sẻ chân thành mà ko làm phiền. Người đã đi làm có rất nhiều việc phải làm (công việc, gia đình, cuộc sống) nên đừng "bám đuôi" hay đeo đuổi một cách quá sát. Quan sát hoặc tìm hiểu thông tin cá nhân (độc thân/ có gia đình/ công việc tính chất ntn) để biết nên nch vào lúc nào. Đầu tuần, cuối tuần thường họp hành nhiều việc; mới sáng ra thì đừng nên hỏi nhiều :)) Nếu một mối quan hệ lâu ko nch, thi thoảng hãy warm-up bằng những lời hỏi thăm tinh tế & chân thành.
  • Năng động, nhiệt huyết nhưng đừng tự mãn, kiêu căng: thông minh, nhiệt huyết nhưng khiêm tốn, đúng mực là thứ rất dễ tạo ấn tượng tốt về bạn

Bây giờ internet phát triển hơn rồi, các bạn có rất nhiều cách để có thể tiếp cận, xây dựng và mở rộng Network. Nhưng cái gì quá nó cũng có nhược điểm của nó. Ví dụ với facebook ai cũng tiếp cận được thì loãng, hoặc có người muốn keep nó cho cuộc sống cá nhân nên sẽ ít tiếp nhận/ mở rộng/ ready chia sẻ với bạn như cái thời của mình. Noron đang cố gắng để giúp các bạn sinh viên có cơ hội nối gần khoảng cách, hiểu về industry và có được những chia sẻ & build relationship phục vụ cho professional life tốt hơn ^_^

Trả lời

Cách đây hơn 10 năm (khoảng 2006), khi internet chưa phát triển như bây giờ thì việc mở rộng và tiếp cận Network của sinh viên như bọn mình tương đối khó, chủ yếu thông qua các CLB, các hội nhóm & các hoạt động offline. Thời đó mình tìm kiếm & xây dựng Network dựa trên các hoạt động:

  • Tham gia hoạt động Hội nhóm (CLB) trong Hội sinh viên, Đoàn Thanh niên của trường mình (hoặc trường lân cận): việc này giúp mình tiếp cận được các Anh/Chị khóa trên và lắng nghe chia sẻ/ kinh nghiệm của các Anh chị ấy, từ đó bắt đầu mở rộng dần network ra các nhóm khác cũng như xác định được 1 số con đường ngắn hạn để tập trung sau đó --> Việc tham gia hoạt động này mình tập trung nhiều nhất, làm tốt nhất trong năm 1.
  • Tham gia các hoạt động offline bên ngoài & làm CTV, tình nguyện viên cho các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài: mình từng làm CTV mời tài trợ cho các dự án xã hội/ báo/ tạp chí/ các dự án bên ngoài. Tự lăn lộn làm kế hoạch rồi đi mời tài trợ các kiểu. Tự tổ chức các chương trình/ event cho chính sinh viên : việc này giúp cho bọn mình có động lực & cơ hội tiếp cận network là nhóm doanh nghiệm & các Anh/Chị bên ngoài. Từ đây các cơ hội có được công việc/ mentor rất dễ xuất hiện --> Việc này mình tập trung rất nhiều trong năm thứ 2 và đầu năm 3 đại học
  • Làm thêm bán thời gian cho 1 start-up : Mình học và theo đuổi công việc truyền thông MKT nên đến học kỳ 2 của năm thứ 3 mình xin đi làm thêm cho 1 start-up nhỏ ở vị trí lead team MKT cho startup đó. Startup này là của một anh khóa trên ở Hội sinh viên, biết mình nhiều ý tưởng và đam mê với MKT nên anh ý tạo điều kiện và giúp mình các mentor là các Anh/chị, giúp mình lên kế hoạch, xây dựng chiến lược & được chủ động thực hiện các ý tưởng --> Việc này mình làm khoảng 9 tháng từ giữa năm 3 cho tới đầu năm 4 đại học .
  • Support các thầy cô trong khoa / trường dựa trên kinh nghiệm, network mình có sẵn cho các hoạt động của khoa: Do có khoảng thời gian làm việc với báo chí, doanh nghiệp bên ngoài nên mình tích lũy được các mối quan hệ cũng như insight với bên ngoài. Nhà trường luôn mong muốn có nhiều hoạt động với DN cho Sinh viên & bản thân DN luôn tìm kiếm những cơ hội đó nữa. Bạn active và đủ insight thì bạn sẽ làm được nhiều điều có ý nghĩa và xây dựng, mở rộng được Network rất tốt: mình hỗ trợ làm truyền thông, TCBC, mời phóng viên cho các sự kiện/ hội thảo chuyên ngành của khoa hoặc giúp thầy cô mời tài trợ --> Việc này mình làm nhiều nhất ở cuối năm 3 & năm 4
  • Tìm kiếm một công việc full-time vào ngay kỳ thực tập của năm thứ 4 : mình phỏng vấn vị trí PR (chứ ko phải nhân viên MKT) để có cơ hội học hỏi về lĩnh vực này khi mình ở kỳ thực tập của năm 4. Lý do là vì thời điểm đó trong trường ĐH ko dạy đủ tốt cho mình về bộ môn này & may mắn là mình apply với những kinh nghiệm đã tích lũy trong gần 4 năm học , được đánh giá tương đối cao để có thể nhận được offer cho vị trí đó

Một số nguyên tắc/ kinh nghiệm khi xây dựng Network khi bạn là sinh viên:

  • Là sinh viên, bạn ko ngại mình dốt - bạn fresher vì thế hãy tiếp cận với thái độ cầu tiến, học hỏi. Người có kinh nghiệm, người đi làm rồi họ ko ngại chia sẻ & đặc biệt sẵn sàng chia sẻ với Sinh viên nên mình vẫn nói với các bạn: "tranh thủ khi còn khoác chiếc áo sinh viên & chủ động tiếp cận, học hỏi đi vì bạn là sinh viên, ko có ai dè chừng bạn gì hết"
  • Cầu tiến, học hỏi nhưng cần sự chuẩn bị. Bạn đừng đặt những câu hỏi quá ngu ngơ mà tất cả mọi người thường hay đặt, vì lúc đó bạn giống mọi người - ko có quan điểm ko khiến người khác nhớ bạn. Hãy tìm hiểu, hãy cố gắng đặt câu hỏi/ đặt vấn đề thể hiện được góc nhìn của bạn-- > Đặt câu hỏi thông minh & cùng khơi gợi vấn đề để thảo luận, chia sẻ là cách dễ nhất bạn kéo gần các mối quan hệ.
  • Hãy tinh tế & chân thành: tiếp cận đúng người, đúng thời điểm với 1 thông điệp (/câu hỏi) thông minh. Hiểu người ta là ai, đang làm gì để có cách chia sẻ chân thành mà ko làm phiền. Người đã đi làm có rất nhiều việc phải làm (công việc, gia đình, cuộc sống) nên đừng "bám đuôi" hay đeo đuổi một cách quá sát. Quan sát hoặc tìm hiểu thông tin cá nhân (độc thân/ có gia đình/ công việc tính chất ntn) để biết nên nch vào lúc nào. Đầu tuần, cuối tuần thường họp hành nhiều việc; mới sáng ra thì đừng nên hỏi nhiều :)) Nếu một mối quan hệ lâu ko nch, thi thoảng hãy warm-up bằng những lời hỏi thăm tinh tế & chân thành.
  • Năng động, nhiệt huyết nhưng đừng tự mãn, kiêu căng: thông minh, nhiệt huyết nhưng khiêm tốn, đúng mực là thứ rất dễ tạo ấn tượng tốt về bạn

Bây giờ internet phát triển hơn rồi, các bạn có rất nhiều cách để có thể tiếp cận, xây dựng và mở rộng Network. Nhưng cái gì quá nó cũng có nhược điểm của nó. Ví dụ với facebook ai cũng tiếp cận được thì loãng, hoặc có người muốn keep nó cho cuộc sống cá nhân nên sẽ ít tiếp nhận/ mở rộng/ ready chia sẻ với bạn như cái thời của mình. Noron đang cố gắng để giúp các bạn sinh viên có cơ hội nối gần khoảng cách, hiểu về industry và có được những chia sẻ & build relationship phục vụ cho professional life tốt hơn ^_^