SINH VIÊN VÀ NHỮNG NGỘ NHẬN

  1. Tâm lý học


ngo-nhan-cua-mot-sep-pho-32nswr8ckxfnxkg1s5ixoq

1.Học cấp 3 giỏi thì lên đại học cũng giỏi

Không phải là khi học cấp ba là học sinh giỏi thì khi lên đại học cũng dễ dàng là sinh viên học giỏi. Cấp 3 và đại học khác nhau hoàn toàn. Khi học cấp 3, kiến thức được ôn luyện liên tục, các thày cô luôn thúc ép bạn làm một núi bài tập, ôn luyện thi ngày đêm, bố mẹ luôn bên cạnh bảo ban, giám sát bạn để đạt mục tiêu ĐỖ ĐẠI HỌC. Nhưng khi lên đại học, việc học của bạn là do bạn quyết định, chả ai thúc ép bạn cả. Bạn có thể nghỉ học cả kì, miễn là đúng ngày thi bạn có mặt và thi qua môn là được. Bên cạnh đó là vô vàn thứ cám đỗ xunh quanh như game, nhậu nhẹt, những chuyến đi chơi, làm them, tình nguyện, yêu đương,… Tôi đã chứng kiến anh bạn Bách Khoa với tôi, Á khoa điểm đầu vào và sau một năm bị đuổi học vì nợ quá nhiều môn. Hay như thằng bạn thân, từng giải nhất Quốc gia môn Vật lý và vẫn rớt môn Vật lý đại cương như thường đến nỗi phải thi lại chuyển qua trường khác học. Việc tự học đối với mỗi sinh viên là vô cùng quan trọng và là kỹ năng thiết yếu nhất mà ai cũng cần có.

2. Bằng loại giỏi thì có việc làm tốt

Đúng, nhưng chưa đủ. Bên cạnh cái bằng của bạn thì còn rất nhiều kĩ năng đi kèm về kinh nghiệm thực tế,chuyên môn ngoài, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, thuyết phục, thuyết trình,… gọi chung là kỹ năng mềm. Tất nhiên, bạn sẽ cho rằng nhà tuyển dụng đòi hỏi bạn thật vô lý khi bạn mới là sinh viên chân ướt chân ráo ra trường. Mấy đứa bạn tôi cũng bằng xuất sắc, giỏi hẳn hoi, cũng vào các công ty top làm việc nhưng không chịu được “ nhiệt” vì mới nhận ra rất nhiều kĩ năng bị thiếu và yếu, đành phải xin nghỉ việc. Kỹ năng mềm đó được rèn luyện qua quãng thời gian 4-5 năm học Đại học của bạn. Kỹ năng quản lý được mài dũa khi bạn làm trưởng nhóm một câu lạc bộ, kinh nghiệm thực tế khi bạn đã tự xin đi làm thực tập tại một công ty nhỏ, kĩ năng thuyết trình khi bạn tham dự cuộc thi hùng biện nào đó trong trường. Nên nhớ, bạn được tấm bằng giỏi, trong mắt nhà tuyển dụng chỉ để chứng minh bạn đã từng là một người chăm chỉ trong học tập trong thời gian là sinh viên và việc bạn có thể phát triển, thăng tiến trong công việc lại phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

3. Phải thi đậu được trường Top

Nếu lỡ may bạn không đỗ vào trường top mà phải vào các trường tầm trung thì cũng đừng quá lo. Bạn vào trường nào để học cũng như việc bạn lựa chọn chiếc xe Kia Morning hay Mercedes để khởi hành. Đường dài mới biết ngựa hay và trên con đường tương lai đầy gập ghềnh, thử thách kia thì không biết ai mới là kẻ thắng cuộc. Kiến thức, kĩ năng trong thời đại thông tin chia sẻ này, không có gì là giới hạn tri thức cả. Bạn học Công nghiệp nhưng vẫn có thể nghiên cứu sách của trường Bách Khoa được mà , hoặc nếu có tiếng thì cả trường MIT bên Mỹ nhé, rất nhiều khóa học online miễn phí, tha hồ cho các bạn tìm hiểu, vấn đề là bạn có chủ động hay không.

4. Học ngành hot sẽ dễ có việc làm hơn

Ngành nào càng hot thì càng có nhiều người học, càng nhiều người học thì sự cạnh tranh trong ngành càng cao. Nếu bạn thực sự xuất sắc thì chúc mừng bạn, nếu không thì cơ hội có việc làm của bạn cũng bình thường thôi. Nó cũng đơn giản như quy luật Chọn lọc tự nhiên thôi mà ^^. Tôi là minh chứng cụ thể. Tôi học ngành Cơ điện tử. Cơ điện tử là ngành tổng hòa của các ngành kĩ thuật, tất tần tật, từ IT, Điện tử, Cơ khí, Tự động hóa,… và nhất là cuộc cách mạng 4.0 này, thời đại IOT- Vạn vật kết nối, kĩ sư Cơ điện tử sẽ là người làm chủ mọi công nghệ kĩ thuật. Ngành cực hot, điểm chuẩn vào cao nhất nhì trường. Nhưng khi ra trường thì tìm mỏi mắt mới thấy tuyển kĩ sư Cơ điện tử, mà tiêu chí tuyển dụng thì rất cao, kiến thức sâu rộng đa ngành, chỉ được cỡ hơn chục kĩ sư đỗ và theo đuổi ngành này. Đa số khóa tôi học thì làm trái ngành, rẽ vào các nhánh nhỏ, chuyên về Cơ khí hay Tự động hóa. Đương nhiên kiến thức khó cạnh tranh được các bạn học đúng chuyên ngành IT, Tự động hóa,.. này được. Ngành hot thật đấy nhưng hãy tìm hiểu đầy đủ thông tin và cẩn trọng trước khi lựa chọn ngàn học cho mình.

5. Ra trường phải làm đúng chuyên ngành yêu thích

Nhiều bạn khi mới ra trường thì hay luôn nghĩ rằng mình phải làm đúng chuyên ngành của mình, đúng việc mình yêu thích thì mới có thể phát huy được chuyên môn, bồi đắp năng lực. Điều này theo tôi chưa hẳn đã đúng. Tôi từng nghe anh quản lý phân xưởng sản xuất kể về một anh khóa trước cũng từng thực tập tại đây. Cậu sinh viên kia mới ra trường bằng Giỏi đi xin việc tại công ty, anh đỗ và công ty giao cho công việc đứng vận hành máy dưới xưởng. Cậu nghĩ với trình độ của mình mà phải làm mấy việc dễ dàng này nên đã tự động nghỉ sau một tuần thử việc. Anh quản lý chỉ cười và bảo: “ Hồi chục năm trước anh mới vào công ty anh cũng làm mấy việc này và bây giờ anh đã lên quản lý phân xưởng cả nghìn công nhân rồi đấy ! Em có bằng giỏi, ok anh công nhận, nhưng nếu em chưa chính minh được em có thể làm tốt những việc dễ thì đừng nghĩ người quản lý sẽ giao cho em việc khó hơn !” Kể cả bạn đang làm công việc yêu thích thì vẫn có 1001 việc chả hứng thú tẹo nào ^^. Đừng quá cứng nhắc lựa chọn và biết đâu bạn lại thấy mình phù hợp hơn với một công việc khác.

Từ khóa: 

lề xưa thói cũ

,

tâm lý học

Đồng môn cơ điện tử đây rồi :) về ngành hot thì mình có một số chia sẻ

Ngành hot thì có nhiều cơ hội việc làm thôi chứ cũng chẳng dễ xin hơn là mấy - lí do: kén việc, việc kén người (ở Việt Nam các công việc cần kỹ sư CĐT không nhiều, nếu có thì cũng khó **), đọ chuyên môn thì đúng như bạn nói là chẳng chuyên bằng sv khác. 

Nhưng điểm thú vị cũng là cái dở đó là cái gì cũng học thì đầu óc mở mang hẳn (để chém gió cũng hay mà) - chứ mình có người bạn học cơ khí giờ dạt qua làm sale trong ngân hàng rồi :v 

Định hướng cũng như tiêu chuẩn của ngành Cđt còn mới và mơ hồ quá. Năm 2 thầy trưởng khoa tuyên bố các em phải thật vững cơ khí, đó là nền tảng ... Năm 4 quay ngược sang các em phải thật mạnh lập trình (không rõ là PLC, matlab hay C nữa...)

Trả lời

Đồng môn cơ điện tử đây rồi :) về ngành hot thì mình có một số chia sẻ

Ngành hot thì có nhiều cơ hội việc làm thôi chứ cũng chẳng dễ xin hơn là mấy - lí do: kén việc, việc kén người (ở Việt Nam các công việc cần kỹ sư CĐT không nhiều, nếu có thì cũng khó **), đọ chuyên môn thì đúng như bạn nói là chẳng chuyên bằng sv khác. 

Nhưng điểm thú vị cũng là cái dở đó là cái gì cũng học thì đầu óc mở mang hẳn (để chém gió cũng hay mà) - chứ mình có người bạn học cơ khí giờ dạt qua làm sale trong ngân hàng rồi :v 

Định hướng cũng như tiêu chuẩn của ngành Cđt còn mới và mơ hồ quá. Năm 2 thầy trưởng khoa tuyên bố các em phải thật vững cơ khí, đó là nền tảng ... Năm 4 quay ngược sang các em phải thật mạnh lập trình (không rõ là PLC, matlab hay C nữa...)