So sánh văn học hiện đại và văn học trung đại?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Khái quát văn học hiện đại và văn học trung đại Trước khi phân biệt văn học hiện đại và văn học trung đại, các em cần có cách nhìn tổng quan nhất về hai thể loại văn học trên: a) Văn học trung đại – Sự ra đời và hình thành phát triển: + Từ thế kỉ X đến trước khi hình thành văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian + Đầu thế kỉ X đánh dấu sự ra đời của dòng văn học Việt Nam (văn học trung đại) – Chủ đề chủ đạo của các tác phẩm văn học trung đại: + Từ thế kỉ X – XV: Nêu cao tinh thần yêu nước, sức mạnh dân tộc, ý chí độc lập và tinh thần tự chủ, tự cường + Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII: Tập trung phê phán, phản ánh xã hội + Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX: Tập trung phản ánh, phê phán xã hội và đề cao vai trò của con người. + Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX: Phản ánh, phê phán những thói hư dởm đời. Ví dụ: Các tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà,… b) Văn học hiện đại – Thời gian tư tưởng chủ đạo: Văn học hiện đại kéo dài từ 1945 đến 1975 chia làm 3 giai đoạn: + 1945 – 1954: trong giai đoạn này tư tưởng chủ đạo hướng về cuộc kháng chiến chống pháp ( Làng- Kim Lân) + 1954 – 1964: Cách nhìn mới về một cuộc sống mới, hướng đến tương lai tươi sáng + 1964 – 1975: Những tác phẩm tiêu biểu như : Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long ⇒ Hướng đến những con người cao đẹp với những phẩm chất tốt đẹp trong xã hội. + Sau 1975: Nổi bật với tác phẩm bến quê – Nguyễn Minh Châu. 2. Phân biệt văn học hiện đại và văn học trung đại Sau khi các em nắm bắt được những điểm khái quát và hệ thống lại được một số tác phẩm tiêu biểu, sau đây các em có thể tìm được những điểm giống nhau và khác nhau giữa văn học hiện đại và văn học trung đại như sau: a) Giống nhau: – Nội dung: Cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả bao gồm 3 nội dung chủ đạo là giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước b) Khác nhau: • Văn học hiện đại: – Nội dung: Văn học hiện đại có nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc hơn văn học trung đại, có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng. Nó không chỉ thu hút người đọc bởi cách viết đổi mới mà còn bởi nó bộc lộ được nhiều góc khuất của xã hội, của cuộc sống một cách chân thực nhất mà văn học trung đại không biểu hiện được – Nghệ thuật: + Quan điểm nghệ thuật: Văn học hiện đại có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết + Thể loại: Đa dạng hơn văn học trung đại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút,,…giúp người viết tự do thể hiện tư tưởng tình cảm mà không sợ bị bó hẹp có thể viết ngắn hoặc dài, thay đổi nhiều phong cách viết khác nhau, có các hình ảnh hiện đại,… • Văn học trung đại: – Nội dung: Các tác phẩm của văn học trung đại luôn bị kèm kẹp trong một phạm vi nhất định, bị tiêu khiển bởi các lễ nghi, lễ giáo, xã hội phong kiến. Các tác phẩm đôi khi chỉ là một góc khuất rất nhỏ của cuộc sống, thứ mà đôi khi bị người ta cho là vô nghĩa trong xã hội phong kiến. Các tác phẩm văn học trung đại chủ yếu dùng để bày tỏ chí, tỏ lòng. – Nghệ thuật: + Mang tính ước lệ, tượng trưng, có các điển tích cổ điển. Các tác phẩm văn học trung đại mang đậm phong cách cổ xưa, tuân theo cái truyền thống, sắp đặt sẵn, không có quan điểm cá nhân trong bài viết. + Mang tính chất quy phạm: Mang tính bó buộc, có quy luật vần chắc chặt chẽ (thơ), hịch, cáo, chiếu,… + Thể loại: Ngoài các thể loại được tuân theo quy luật chặt chẽ trên, văn học trung đại còn bao gồm nhiều thể loại truyền thống như: ca dao, tục ngữ,… 3. Tổng quan Nhìn chung, văn học hiện đại và văn học trung đại có những cách nhìn nhận khác nhau, mang hai màu sắc hoàn toàn khác nhau, phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử. Nếu như văn học trung đại bị bó hẹp trong niêm luật, gò bó, không thể hiện được cái tôi cá nhân thì văn học hiện đại lại như một luồng gió mới thổi vào văn học Việt Nam, mang lại những sắc thái mới, tiếng nói mới, phá bỏ mọi sự gò bó và cái tôi cá nhân được thể hiện một cách rõ ràng nhất. Giá trị của văn học trung đại không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó không còn phù hợp với xu hướng hiện tại thì tự khắc nó sẽ phải nhường chỗ cho sự phát triển cho văn học hiện đại.
Trả lời
1. Khái quát văn học hiện đại và văn học trung đại Trước khi phân biệt văn học hiện đại và văn học trung đại, các em cần có cách nhìn tổng quan nhất về hai thể loại văn học trên: a) Văn học trung đại – Sự ra đời và hình thành phát triển: + Từ thế kỉ X đến trước khi hình thành văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian + Đầu thế kỉ X đánh dấu sự ra đời của dòng văn học Việt Nam (văn học trung đại) – Chủ đề chủ đạo của các tác phẩm văn học trung đại: + Từ thế kỉ X – XV: Nêu cao tinh thần yêu nước, sức mạnh dân tộc, ý chí độc lập và tinh thần tự chủ, tự cường + Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII: Tập trung phê phán, phản ánh xã hội + Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX: Tập trung phản ánh, phê phán xã hội và đề cao vai trò của con người. + Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX: Phản ánh, phê phán những thói hư dởm đời. Ví dụ: Các tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà,… b) Văn học hiện đại – Thời gian tư tưởng chủ đạo: Văn học hiện đại kéo dài từ 1945 đến 1975 chia làm 3 giai đoạn: + 1945 – 1954: trong giai đoạn này tư tưởng chủ đạo hướng về cuộc kháng chiến chống pháp ( Làng- Kim Lân) + 1954 – 1964: Cách nhìn mới về một cuộc sống mới, hướng đến tương lai tươi sáng + 1964 – 1975: Những tác phẩm tiêu biểu như : Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long ⇒ Hướng đến những con người cao đẹp với những phẩm chất tốt đẹp trong xã hội. + Sau 1975: Nổi bật với tác phẩm bến quê – Nguyễn Minh Châu. 2. Phân biệt văn học hiện đại và văn học trung đại Sau khi các em nắm bắt được những điểm khái quát và hệ thống lại được một số tác phẩm tiêu biểu, sau đây các em có thể tìm được những điểm giống nhau và khác nhau giữa văn học hiện đại và văn học trung đại như sau: a) Giống nhau: – Nội dung: Cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả bao gồm 3 nội dung chủ đạo là giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước b) Khác nhau: • Văn học hiện đại: – Nội dung: Văn học hiện đại có nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc hơn văn học trung đại, có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng. Nó không chỉ thu hút người đọc bởi cách viết đổi mới mà còn bởi nó bộc lộ được nhiều góc khuất của xã hội, của cuộc sống một cách chân thực nhất mà văn học trung đại không biểu hiện được – Nghệ thuật: + Quan điểm nghệ thuật: Văn học hiện đại có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết + Thể loại: Đa dạng hơn văn học trung đại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút,,…giúp người viết tự do thể hiện tư tưởng tình cảm mà không sợ bị bó hẹp có thể viết ngắn hoặc dài, thay đổi nhiều phong cách viết khác nhau, có các hình ảnh hiện đại,… • Văn học trung đại: – Nội dung: Các tác phẩm của văn học trung đại luôn bị kèm kẹp trong một phạm vi nhất định, bị tiêu khiển bởi các lễ nghi, lễ giáo, xã hội phong kiến. Các tác phẩm đôi khi chỉ là một góc khuất rất nhỏ của cuộc sống, thứ mà đôi khi bị người ta cho là vô nghĩa trong xã hội phong kiến. Các tác phẩm văn học trung đại chủ yếu dùng để bày tỏ chí, tỏ lòng. – Nghệ thuật: + Mang tính ước lệ, tượng trưng, có các điển tích cổ điển. Các tác phẩm văn học trung đại mang đậm phong cách cổ xưa, tuân theo cái truyền thống, sắp đặt sẵn, không có quan điểm cá nhân trong bài viết. + Mang tính chất quy phạm: Mang tính bó buộc, có quy luật vần chắc chặt chẽ (thơ), hịch, cáo, chiếu,… + Thể loại: Ngoài các thể loại được tuân theo quy luật chặt chẽ trên, văn học trung đại còn bao gồm nhiều thể loại truyền thống như: ca dao, tục ngữ,… 3. Tổng quan Nhìn chung, văn học hiện đại và văn học trung đại có những cách nhìn nhận khác nhau, mang hai màu sắc hoàn toàn khác nhau, phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử. Nếu như văn học trung đại bị bó hẹp trong niêm luật, gò bó, không thể hiện được cái tôi cá nhân thì văn học hiện đại lại như một luồng gió mới thổi vào văn học Việt Nam, mang lại những sắc thái mới, tiếng nói mới, phá bỏ mọi sự gò bó và cái tôi cá nhân được thể hiện một cách rõ ràng nhất. Giá trị của văn học trung đại không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó không còn phù hợp với xu hướng hiện tại thì tự khắc nó sẽ phải nhường chỗ cho sự phát triển cho văn học hiện đại.