Tại sao văn học hiện đại ngày nay thiếu các tác phẩm kinh điển?

  1. Nghệ thuật

  2. Văn hóa

Bạn có thể liệt kê được tác giả văn học hiện đại nào mà bạn biết? Chắc là ngoài Nguyễn Nhật Ánh thì không còn ai khác. Và thực tế chú Ánh cũng là một tác giả của cách đây 10 - 20 năm trước. Tại sao văn học Việt Nam hiện đại lại kém đi so với trước? Nếu nhìn vào quá khứ, chúng ta có Nam Cao, Vũ Trọng Phọng, Nguyên Hồng, Thạch Lam, Kim Lân, Nguyên Ngọc, Nguyễn Tuân... Và thời này thì chúng ta gần như không có ai.

https://cdn.noron.vn/2022/06/02/sach-van-hoc-viet-nam-1024x416-1654167204.jpg
Từ khóa: 

van_hoc

,

van_hoc_hien_dai

,

nghệ thuật

,

văn hóa

Mình nghĩ có lẽ do nhiều yếu tố cá nhân và điều kiện xã hội mà tư tưởng của các tác giả sẽ khác nhau. Nhưng không thể phủ nhận thời kì văn học 1930-1945 đúng là hoàng kim với quá nhiều tác phẩm kinh điển. Và quan trọng là hồi đó các cụ nhà mình dồn hết tinh thần để sáng tác đến mức xuất thần, được lấy cảm hứng từ bối cảnh xã hội biến động với nhiều câu chuyện điển hình. Nghèo mấy cũng viết, không được học nhiều cũng viết, ốm sắp chết cũng viết. Đến bây giờ chắc khó có thể có những con người tinh hoa như thế nữa.

Dường như môi trường giáo dục và xã hội thời nay quá bình lặng, vào khuôn khổ. Thật khó có thể xuất hiện một nhân tài có phong cách đột phá. Tuy vậy cũng có một vài nhà văn trẻ mình thấy viết cũng ổn mà.

Trả lời

Mình nghĩ có lẽ do nhiều yếu tố cá nhân và điều kiện xã hội mà tư tưởng của các tác giả sẽ khác nhau. Nhưng không thể phủ nhận thời kì văn học 1930-1945 đúng là hoàng kim với quá nhiều tác phẩm kinh điển. Và quan trọng là hồi đó các cụ nhà mình dồn hết tinh thần để sáng tác đến mức xuất thần, được lấy cảm hứng từ bối cảnh xã hội biến động với nhiều câu chuyện điển hình. Nghèo mấy cũng viết, không được học nhiều cũng viết, ốm sắp chết cũng viết. Đến bây giờ chắc khó có thể có những con người tinh hoa như thế nữa.

Dường như môi trường giáo dục và xã hội thời nay quá bình lặng, vào khuôn khổ. Thật khó có thể xuất hiện một nhân tài có phong cách đột phá. Tuy vậy cũng có một vài nhà văn trẻ mình thấy viết cũng ổn mà.

Đấy là bạn chưa biết thôi. Cây bút trẻ đầy triển vọng và tiềm năng Mạc Yên, với tác phẩm Miên Trạng và nhiều áng văn hay đăng trên tạp chí văn học cùng nhiều báo khác. Ngôn từ sắc bén, ý tứ sâu xa, chủ đề hiện sinh, phản ánh đúng nỗi đau xã hội, nỗi đau thế hệ trẻ. Bạn đọc chưa?
https://cdn.noron.vn/2022/06/03/728-1654250563.jpg
Ngoài ra còn có Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thanh Việt, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Phong Việt... thực ra nếu chỉ kể sơ sơ thì cũng được nhiều đó chứ chẳng phải không còn ai. Như cô Tư viết truyện rất hay, một trong những người viết truyện ngắn mà mình ước gì bộ giáo dục có thể đưa nó vào chương trình dạy học (truyện Cánh Đồng Bất Tận), hay anh Nguyễn Thanh Việt với cuốn người tị nạn (mặc dù sinh ra ở VN sống ở mỹ, nhưng đọc sách của anh mình cảm nhận được chất VN trong đó). Thực ra không ít tác giả trẻ viết văn hay đâu theo mình do cái bóng của văn học cận đại quá lớn thôi làm lu mờ đi những tác phẩm sau này.
Hiện nay selfhelp rác đang quá nhiều, những cuốn selfhelp chính nghĩa thì lại quá ít. Theo mình nghĩ, không phải đương nhiên sách làm giàu lại nổi hơn. Là do phần đông độc giả. Do người đọc chứ chẳng phải do không có tác giả tài năng. Nếu bạn quan tâm sâu đến văn học Việt, hẳn bạn sẽ biết những cây bút tài hoa nào đang nổi.
Nói chung là thế hệ trẻ bây giờ đang mất đi nhân sinh quan. Họ không có gu của mình. Từ văn cho tới nhạc, tất cả đều kiểu ăn xổi, trào lưu, xu hướng.
Mình search thử ''greatest novelists/authors of all time'' thì cũng hầu hết là các nhà văn, nhà viết sách từ lâu rồi. Hiện đại của thế giới cũng không biết tên ai và sách nào dạng kinh điển mà nổi tiếng như của thời sách truyện xưa. Có thể do mình không đọc không quá into văn học, sách báo… hoặc cần thời gian để người đọc nhận ra giá trị của các tác phẩm bây giờ. Ngoài ra, “văn học là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội”, có thể vì cái phản ánh xã hội bây giờ nó không phải là văn học nữa mà là cái iphone mới hàng năm… thì lấy đâu ra kinh điển
Giờ nhiều thứ hấp dẫn con người ta quá. Hơn nữa điều này cũng phụ thuộc bối cảnh lịch sử. Cuộc sống mà cứ bình yên hoài thì mấy ai còn quan tâm chuyện khác làm gì. 

Văn học đi vào ngõ cụt vì không còn được xã hội ưa chuộng nữa, giờ con người mải mê với những thú vui công nghệ, mấy ai còn quan tâm văn học để mà có những tác phẩm xuất sắc. Hội họa cũng thế, điêu khắc cũng thế.

Cái quan trọng là nền tảng. Là một tay viết nghiệp dư có tham gia vào các hội nhóm tác giả tự viết, mình phát hiện ra một cái khá hay:
Các tác giả nghiệp dư tự viết hầu hết đều từng là những độc giả. Có người cứng tay cũng có người mới viết. Có nhiều người trong số đó bị lậm văn phong Trung Quốc khá nhiều dù đặt tên nhân vật theo kiểu Tây. Chúng mình vẫn cố sức chỉnh sửa cho nhau và cùng nhau chia sẻ các bài viết.
Đáng tiếc, giữa văn phong nhà trường và văn phong tác phẩm xã hội là cả một khoảng cách lớn, rất lớn. Kể cả những học sinh giỏi Văn cũng khó viết tốt được một tác phẩm văn chương của chính các bạn đó! Nhưng bù lại, những bạn này lại khai thác tốt và phân tích rất giỏi các chi tiết kinh điển để thêm vào tác phẩm.
Thiết nghĩ, văn chương hiện đại thiếu sân chơi trực tuyến, nơi kẻ cầm bút gặp người hiểu văn. Như vậy, sẽ không còn những người trẻ phải học theo lối văn phong nước ngoài để viết tác phẩm mình nữa!