Em năm nay 13 tuổi, em phải làm gì nếu không đọc được tác phẩm kinh điển?

  1. Sách

  2. Tư duy

Em năm nay 13 tuổi. Có một câu hỏi khiến em luôn suy nghĩ đó là "Có quá sớm để đọc các tác phẩm kinh điển như Rừng Nauy, Giết con chim nhạn, Hai số phận, 1984,... hay không?" Em cảm thấy cốt truyện của chúng không có nhiều thăng trầm. Phải mất nhiều thời gian để xem một đoạn trước khi em có thể kiên nhẫn đọc tiếp.

Em thích xem phim truyền hình và tiểu thuyết online có cốt truyện hấp dẫn hơn, chứ đọc tiểu thuyết nổi tiếng mà đọc không nổi thì làm sao mà bắt đầu đọc được. Và nếu lười đọc các tác phẩm kiểu như này thì em sợ sau này em sẽ vẫn không hứng thú với việc đọc sách và như thế sẽ mất đi cơ hội để tiếp thu những giá trị mà các cuốn sách đó đem lại.

Từ khóa: 

sách

,

tác phẩm kinh điển

,

sách

,

tư duy

Chào em, rất vui khi biết rằng em có thói quen đọc sách và thường hay trăn trở về việc đọc của bản thân. Anh tin đây là tiền đề tốt để em phát triển hơn nữa trong tương lai.

Thực ra biết đọc thông là có thể đọc được các tác phẩm kinh điển rồi. Nhưng nếu chỉ có vậy thì các tác phẩm kinh điển hóa ra cũng chỉ để...đọc thôi sao? vậy mà cũng được gọi là kinh điển nhỉ? Có lý do khác đó em: Các tác phẩm kinh điển nêu ra những quy luật và bài học mang tính chất kinh điển của đời người một cách uyển chuyển và tế nhị. Do đó, để lĩnh hội được hiệu quả, thì chúng ta cần có một đoạn đời tích lũy vốn sống, mở mang hiểu biết về đời thực. Nhận thức càng chín chắn thì ích lợi từ việc đọc sách kinh điển càng cao.

Đọc sách là công trình đòi hỏi rất nhiều công phu, hơn nữa đó không phải là một phép tính cộng theo kiểu càng đọc nhiều các tác phẩm kinh điển và đọc càng sớm thì càng nhận được nhiều giá trị. Đọc sách cần sự kiên nhẫn và thuận theo năng lực, thiên hướng của bản thân, nên anh nghĩ em cứ đọc những cuốn sách kinh điển dành cho thanh thiếu niên trước đã, ví dụ như: "Những tấm lòng cao cả", "Tot-to-chan cô bé bên cửa sổ", "Chiến binh cầu vồng", "Hoàng tử bé", "Không gia đình" v.v...

Năm nay em 13 tuổi phải không? vậy thì tới năm học lớp 9 (nếu SGK chưa cải cách) em hãy chú ý đọc kỹ văn bản "Bàn về đọc sách" của tác giả Chu Quang Tiềm nhé em. Văn bản sẽ gợi mở thêm cho em nhiều điều hay về việc đọc. Ngoài ra, nếu muốn mở mang, em cũng có thể tìm đọc cuốn "Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm" của tác giả Nguyễn Quốc Vương.

Chúc em đọc vui.

Trả lời

Chào em, rất vui khi biết rằng em có thói quen đọc sách và thường hay trăn trở về việc đọc của bản thân. Anh tin đây là tiền đề tốt để em phát triển hơn nữa trong tương lai.

Thực ra biết đọc thông là có thể đọc được các tác phẩm kinh điển rồi. Nhưng nếu chỉ có vậy thì các tác phẩm kinh điển hóa ra cũng chỉ để...đọc thôi sao? vậy mà cũng được gọi là kinh điển nhỉ? Có lý do khác đó em: Các tác phẩm kinh điển nêu ra những quy luật và bài học mang tính chất kinh điển của đời người một cách uyển chuyển và tế nhị. Do đó, để lĩnh hội được hiệu quả, thì chúng ta cần có một đoạn đời tích lũy vốn sống, mở mang hiểu biết về đời thực. Nhận thức càng chín chắn thì ích lợi từ việc đọc sách kinh điển càng cao.

Đọc sách là công trình đòi hỏi rất nhiều công phu, hơn nữa đó không phải là một phép tính cộng theo kiểu càng đọc nhiều các tác phẩm kinh điển và đọc càng sớm thì càng nhận được nhiều giá trị. Đọc sách cần sự kiên nhẫn và thuận theo năng lực, thiên hướng của bản thân, nên anh nghĩ em cứ đọc những cuốn sách kinh điển dành cho thanh thiếu niên trước đã, ví dụ như: "Những tấm lòng cao cả", "Tot-to-chan cô bé bên cửa sổ", "Chiến binh cầu vồng", "Hoàng tử bé", "Không gia đình" v.v...

Năm nay em 13 tuổi phải không? vậy thì tới năm học lớp 9 (nếu SGK chưa cải cách) em hãy chú ý đọc kỹ văn bản "Bàn về đọc sách" của tác giả Chu Quang Tiềm nhé em. Văn bản sẽ gợi mở thêm cho em nhiều điều hay về việc đọc. Ngoài ra, nếu muốn mở mang, em cũng có thể tìm đọc cuốn "Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm" của tác giả Nguyễn Quốc Vương.

Chúc em đọc vui.

Hi em, chị năm nay gần 30 tủi và chị vẫn từ chối đọc các tác phẩm kinh điển kiểu Kiêu hãnh và định kiến, Giết con chim nhại,... hoặc bất cứ tp nào mọi người cho rằng "kinh điển" mà chị thấy màu truyện ko hợp với chị/đọc qua thấy ko hợp/đọc review thấy ko hứng thú. 
Và điều này không ngăn cản chị đọc các tác phẩm "kinh điển" hoặc "chưa được nhiều người biết đến" khác. Chị nghị không có tác phẩm nào mà tư tưởng và giá trị của nó là duy nhất, cũng là giá trị đó, có thể được truyền tải qua nhiều thông điệp/cách thức khác nhau bởi những tác giả khác nhau. Hoặc tác giả này tiếp thu tinh hoa của tác giả khác và ghi lại theo cách của họ.
Nên cứ hãy cứ là mình thôi em! Tìm những thứ mà em muốn đọc, đọc và tìm ra tác phẩm "kinh điển" của riêng em. Chứ ko phải đọc những thứ người khác cho là "kinh điển".

Chưa sẵn sàng đọc thì đừng nên vội, tôi cá là bạn nghe khá nhiều review hay về những cuốn sách trên nhưng đừng để nó phân tâm đến việc liệu bạn có thực sự thích đọc hay không. Rừng Na uy có nhiều chi tiết vượt xa khỏi những rào cản về tình yêu, cũng khó nhai không kém cuốn 1984 (tuy là 2 dạng khác nhau). Tầm tuổi này nên đọc những cuốn "bớt nghĩ" hơn, nhẹ nhàng hơn, năng nổ thêm hoạt động thể chất nữa thì quá tuyệt vời. Tôi cũng chỉ mong bé lại như bạn để tận hưởng nhiều hơn!

Đầu tiên em cần hiểu rõ sách khác tiểu thuyết em nhé, như anh Vinh đã chia sẻ rồi đấy. Tiểu thuyết là "sử thi của đời tư". Nó có cốt truyện lôi cuốn, hấp dẫn về tình yêu và những vấn đề trong cuộc sống, mục đích chính của tiểu thuyết hiện nay là để giải trí nên hấp dẫn là điều tất yếu để lôi cuốn độc giả, mục đích lớn hơn là tăng view, tăng tương tác, tăng độ nhận diện và tác giả kiếm được tiền. Vì em đọc tiểu thuyết online nên chị nhấn mạnh đến tiểu thuyết dạng mì ăn liền đang phổ biến hiện nay em nhé và không bàn đến những tiểu thuyết kinh điển như Sherlock Homles, Tội ác và trừng phạt, Âm thanh và cuồng nộ, Tắt đèn cũng là tiểu thuyết nổi tiếng ở Việt Nam của tác giả Ngô Tất Tố nè.

Ở độ tuổi của em nếu muốn đọc nên bắt đầu từ những cuốn dễ hiểu, ngắn gọn hơn. Những cuốn sách kinh điển nhiều khi sẽ làm em khó hiểu vì nội dung thông điệp tầng tầng lớp lớp. Tập đọc dần với những cuốn như Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Chuyện con mèo dạy hải âu bay, Hoàng tử bé,... Những cuốn sách nhẹ nhàng hình thành tư duy dần dần và khi đã lớn hơn một chút, có nhận thức sâu sắc hơn hãy đọc những cuốn kinh điển kia nha em. Chúc em có những trải nghiệm tuyệt vời với thế giới của sách nhé

Sách không phải là tiểu thuyết nhé. Bạn mới 13 tuổi thì nên đọc sách dành cho lứa tuổi của bản thân. Thời điểm này có ảnh hưởng lớn đến tính cách tương lai của bạn, việc đọc những thứ quá tuổi và không phù hợp, theo anh sẽ ảnh hưởng ko tốt lắm đến quá trình này. Tốt nhất bạn cứ nên theo đúng trình tự. Muồn tiếp thu giá trị thì bạn cần phải đủ độ chín để tiếp thu, kiểu chưa dậy thì mà đọc về hôn nhân thì sao hiểu được mà tiếp thu.

Còn việc sợ ảnh hưởng đến hứng thú đọc sách thì bạn cứ yên tâm. Hiện nay bạn chịu khó đọc hay không thì tương lai cũng ko chắc bạn có thích đọc hay ko. Nên đừng có lo quá :))
Và sách với tiểu thuyết là 2 lĩnh vực nhé. Tiểu thuyết có những bài học về nhân sinh nhưng dễ khiến người đọc đắm chìm. Đọc nhiều quá sẽ chỉ biết đọc tiểu thuyết và sống luôn trong nó đấy. Tốt nhất đọc nhiều loại vào, và sách gì giúp ích cho cuộc sống ý. Tiểu thuyết chỉ nên là thứ giải trí, rút ra đc gì thì rút, chứ nhân sinh thì phải va chạm chứ ko phải đọc mà hiểu đc đâu.

Ai bắt em phải đọc mấy cái đó. Có những cuốn sách phải đọc đúng thời điểm mới có giá trị. Đọc sớm quá chưa đủ trải nghiệm cũng hiểu k nổi. Em cứ mạnh dạn đọc Harry Potter, Sherlock Holmes... Đừng gồng ép bản thân làm gì.

Nếu em hỏi có quá sớm không thì có đó em. Nhưng nếu em có cơ hội và thật sự muốn đọc thì cứ đọc, hiểu được bao nhiêu thì hiểu, để rồi vài năm sau hãy đọc lại lần nữa. Đọc một cuốn sách hai lần, hai trải nghiệm khác biệt, em sẽ nhận ra mình đã thay đổi ra sao kể từ lần đầu đọc cuốn sách ấy, cảm giác kỳ diệu lắm em. 

Hồi 13 tuổi chị còn chả biết tới mấy tựa sách em kể. Em cứ thoải mái nhé, đừng quá đặt nặng vấn đề này. Không chỉ những tác phẩm kinh điển mới có giá trị, tìm tòi chọn lọc thì không thiếu nhưng quyển sách hay phù hợp với lứa tuổi, mấy quyển như viết cho các bạn nhỏ mà người lớn vẫn tìm đọc mãi. Hoàng Tử Bé, hay Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ chẳng hạn. 

Đọc sách là chuyện cả đời người. Tinh thần ham đọc sách của em rất đáng khen, nhưng cứ bình tĩnh, em vẫn còn nhỏ, cơ hội sẽ không mất đi đâu hết, nó vẫn ở đó thôi, em chỉ cần vươn ra nắm lấy là được. 

tôi 13 tuổi đọc 7 viên Ngọc Rồng huhu..
nói chứ em có thể tìm đọc các tác phẩm truyền tải thông điệp của từng thời kỳ lịch sử như "Đường phố người con út" của Nga nói về chú bé Vô-lô-đi-a trong cuộc Cách mạng Nga, hoặc Ông già và biển cả của Hemingway. hãy đọc các tác phẩm vừa tầm với trải nghiệm của tuổi 13 trước. nếu em cứ cố gắng đọc các tác phẩm đoạt giải Nobel hay là 18+ về tư tưởng diễn biến tâm lý nhân vật thì sẽ khó có thể cảm nhận được cái hay của nó. mình hồi 13 tuổi cũng đọc thử Tam Quốc Diễn Nghĩa hết 4 quyển nhưng không thấy hay, chỉ thấy nhức đầu, nhưng mà vẫn cố đọc hết (chả hiểu để làm gì.. vì là sách trên kệ sách của bố nên đọc thử thôi)

Hãy đọc sách của bác Nguyễn Nhật Ánh!

Thực ra thì việc đọc được hay không nó lại phụ thuộc vào trải nghiệm sống của em nữa. Có thể em 13 tuổi nhưng trưởng thành hơn các bạn đồng trang lứa, nhiều kinh nghiệm sống hơn các bạn, thậm chí va đập nhiều hơn những người trưởng thành thì việc cảm thụ những tác phẩm kinh điển rất dễ dàng. Còn bình thường thì chị thấy những bạn mới 13 tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm sống cũng như chưa có va đập nhiều nên là những quyển sách như thế rất khó tiếp thu một cách hoàn toàn á.