Chia sẻ quyền lực của Chủ tịch nước và Thủ tướng tại Việt Nam?

  1. Luật pháp

Tại Việt Nam, có nên giao 3 bộ có tính chất an ninh ( công an, Quốc phòng,ngoại giao) cho Chủ tịch nước; Thủ tướng các bộ còn lại tập trung phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội hay không? Vì sao

Từ khóa: 

luật pháp

Để trả lời câu hỏi của bạn, bạn nên đọc lại giáo trình, chương mục liên quan đến nguyên tắc tam quyền phân lập trong thể chế của một quốc gia. Chúc bạn làm bài tập vui.

Trả lời

Để trả lời câu hỏi của bạn, bạn nên đọc lại giáo trình, chương mục liên quan đến nguyên tắc tam quyền phân lập trong thể chế của một quốc gia. Chúc bạn làm bài tập vui.

Như thế rất dễ rơi vào tình trạng độc tài nếu quốc gia đơn đảng. Phải chia để trị, ai cầm quá nhiều quyền lực cũng sẽ tha hoá.
Vấn đề nặng nhất của VN và thiếu công bằng nhất có lẽ là toà án và sự minh bạch trong bộ máy. Mà muốn giải quyết được thì một cá nhân sẽ chả bh làm được.
Trong bộ máy chính trị Việt Nam có hai chức danh là Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước. Để hiểu rõ hơn về hai chức danh lãnh đạo cấp cao này, chúng ta hãy cùng xem lại:

Khoản 2 Điều 95 Hiến Pháp 2013 quy định về Thủ tướng Chính phủ như sau: “Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước."

Điều 86 Hiến pháp 2013 quy định về Chủ tịch nước như sau: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.”

Như vậy, Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ có những quyền lực nào, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé !

Tại Việt Nam Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Theo đó:

- Đảng (Tổng Bí thư là người đứng đầu) lãnh đạo Nhà nước và xã hội
- Chính phủ (Thủ tướng là người đứng đầu) thực hiện quyền hành pháp trên cơ sở đường lối, nghị quyết của Đảng & Pháp luật của Quốc hội
- Quốc hội (Chủ tịch Quốc hội đứng đầu) thực hiện thể chế đường lối, nghị quyết,…của Đảng; Chủ tịch nước thực hiện quyền hạn chủ yếu mang tính nghi thức.