Bản chất giai cấp của chính trị là gì ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Mối quan hệː Chính trị bao giờ cũng là sự bộc lộ mối quan hệ giữa các giai cấp: Trong một xã hội có giai cấp, chính trị với những thiết chế được đặt ra là để xác lập mối quan hệ giữa các giai cấp. Khái niệm quan hệ chính trị cho chúng ta thấy, đó là quan hệ giữa các giai cấp, trong việc giành, giữ và tổ chức quyền lực Nhà nước. Trong các quan hệ đó, các giai cấp xác định đâu là giai cấp thống trị, đâu là giai cấp, tầng lớp bị thống trị, đâu là giai cấp, tầng lớp tham gia vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Đảng phái, Nhà nướcː Bản chất chính trị của giai cấp thể hiện ở sự tổ chức thành Đảng phái, thành Nhà nước để giai cấp thống trị đạt được mục đích trấn áp giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội vì lợi ích trước hết và trên hết của giai cấp mình. Thông qua hoạt động của các Đảng phái là đội tiên phong của chính mình, đồng thời thông qua hoạt động của Nhà nước, giai cấp thống trị gián tiếp can thiệp vào các hoạt động tổ chức sản xuất và đời sống xã hội. Quyền lực chính trịː Bản chất chính trị của giai cấp còn liên quan đến vấn đề quyền lực chính trị. Các mác khẳng định "Quyền lực chính trị thực chất là bạo lực có tổ chức của giai cấp này, trấn áp giai cấp khác". Mỗi một giai cấp sẽ có cách thức sử dụng quyền lực chính trị khác nhau. Chế độ phong kiến sử dụng quyền lực tuyệt đối thuộc về một người, chế độ tư sản sử dụng 9 quyền lực trên cơ sở thuyết Tam quyền phân lập; chế độ xã hội chủ nghĩa quyền lực được xuất phát từ nhân dân và có sự phân công, phân nhiệm trong sử dụng.
Trả lời
Mối quan hệː Chính trị bao giờ cũng là sự bộc lộ mối quan hệ giữa các giai cấp: Trong một xã hội có giai cấp, chính trị với những thiết chế được đặt ra là để xác lập mối quan hệ giữa các giai cấp. Khái niệm quan hệ chính trị cho chúng ta thấy, đó là quan hệ giữa các giai cấp, trong việc giành, giữ và tổ chức quyền lực Nhà nước. Trong các quan hệ đó, các giai cấp xác định đâu là giai cấp thống trị, đâu là giai cấp, tầng lớp bị thống trị, đâu là giai cấp, tầng lớp tham gia vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Đảng phái, Nhà nướcː Bản chất chính trị của giai cấp thể hiện ở sự tổ chức thành Đảng phái, thành Nhà nước để giai cấp thống trị đạt được mục đích trấn áp giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội vì lợi ích trước hết và trên hết của giai cấp mình. Thông qua hoạt động của các Đảng phái là đội tiên phong của chính mình, đồng thời thông qua hoạt động của Nhà nước, giai cấp thống trị gián tiếp can thiệp vào các hoạt động tổ chức sản xuất và đời sống xã hội. Quyền lực chính trịː Bản chất chính trị của giai cấp còn liên quan đến vấn đề quyền lực chính trị. Các mác khẳng định "Quyền lực chính trị thực chất là bạo lực có tổ chức của giai cấp này, trấn áp giai cấp khác". Mỗi một giai cấp sẽ có cách thức sử dụng quyền lực chính trị khác nhau. Chế độ phong kiến sử dụng quyền lực tuyệt đối thuộc về một người, chế độ tư sản sử dụng 9 quyền lực trên cơ sở thuyết Tam quyền phân lập; chế độ xã hội chủ nghĩa quyền lực được xuất phát từ nhân dân và có sự phân công, phân nhiệm trong sử dụng.