Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

xã hội

Hồi mình 20 tuổi. Mình đã tự cho rằng giàu là phải có nhà lớn, xe đẹp, vật chất hoành tráng.
Thường thì nói về giàu mọi người thường chỉ để tâm về vật chất. Sau đó, so sánh lẫn nhau. Thua bạn 1 bậc lương cũng khó chịu, kém 1 chiếc  Iphone cũng không vừa lòng. Hoặc, chưa xây cái nhà to hơn, đi xe đời mới hơn... cứ vậy chúng ta chay đua theo vật chất như chạy đua vũ trang.
10 năm sau là thời điểm của mình hiện tại. Mình đã có suy nghĩ khác. Mình biết rất nhiều người giàu không có tài sản thực sự. Hoặc là cầm cố nhà cửa, hoặc là dựa vào đòn bẩy ngân hàng. Họ ở nhà lớn, đi xe sang nhưng ngủ không được ngon, ăn không thoải mái. Bất cứ lúc nào những gì đang có cũng mất đi. 
Mình cũng biết rất nhiều người. Họ chỉ làm công nhân, đi xe đạp cũ, sống trong ngôi nhà nhỏ, căn bếp nhỏ, nhưng gia tài đồ sộ. Họ ít thể hiện và họ càng không muốn ai biết họ giàu cỡ nào. Họ không muốn bị xoáy vào cái vòng xoáy của tranh đua đố kị. Thôi thì làm một kẻ bình thường, vô danh tiểu tốt.
Trước đây, mình cũng ngưỡng mộ những giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, giáo viên... Sau này, đứa bạn học dốt như bò mình từng biết đã leo qua các vị trí để làm bác sĩ. Vài người ý thức tồi không phân biệt nổi vai vế cũng làm giáo viên. Ôi thôi, mình phát sợ cái gọi là trí thức. Ngược lại, những cụ già chân đất mắt toét giảng kinh như giáo sư, đọc thơ nhừ đài podcast. Và còn biết bao điều khác nữa.
Giờ mình chẳng tin vào điều gì. Cũng chẳng muốn để tâm quá đến những thứ xung quanh. 
Có lẽ sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo là: Họ có biết mình giàu hay không mà thôi.Chúng ta ai cũng giàu một điều gì đó .
Trả lời
Hồi mình 20 tuổi. Mình đã tự cho rằng giàu là phải có nhà lớn, xe đẹp, vật chất hoành tráng.
Thường thì nói về giàu mọi người thường chỉ để tâm về vật chất. Sau đó, so sánh lẫn nhau. Thua bạn 1 bậc lương cũng khó chịu, kém 1 chiếc  Iphone cũng không vừa lòng. Hoặc, chưa xây cái nhà to hơn, đi xe đời mới hơn... cứ vậy chúng ta chay đua theo vật chất như chạy đua vũ trang.
10 năm sau là thời điểm của mình hiện tại. Mình đã có suy nghĩ khác. Mình biết rất nhiều người giàu không có tài sản thực sự. Hoặc là cầm cố nhà cửa, hoặc là dựa vào đòn bẩy ngân hàng. Họ ở nhà lớn, đi xe sang nhưng ngủ không được ngon, ăn không thoải mái. Bất cứ lúc nào những gì đang có cũng mất đi. 
Mình cũng biết rất nhiều người. Họ chỉ làm công nhân, đi xe đạp cũ, sống trong ngôi nhà nhỏ, căn bếp nhỏ, nhưng gia tài đồ sộ. Họ ít thể hiện và họ càng không muốn ai biết họ giàu cỡ nào. Họ không muốn bị xoáy vào cái vòng xoáy của tranh đua đố kị. Thôi thì làm một kẻ bình thường, vô danh tiểu tốt.
Trước đây, mình cũng ngưỡng mộ những giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, giáo viên... Sau này, đứa bạn học dốt như bò mình từng biết đã leo qua các vị trí để làm bác sĩ. Vài người ý thức tồi không phân biệt nổi vai vế cũng làm giáo viên. Ôi thôi, mình phát sợ cái gọi là trí thức. Ngược lại, những cụ già chân đất mắt toét giảng kinh như giáo sư, đọc thơ nhừ đài podcast. Và còn biết bao điều khác nữa.
Giờ mình chẳng tin vào điều gì. Cũng chẳng muốn để tâm quá đến những thứ xung quanh. 
Có lẽ sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo là: Họ có biết mình giàu hay không mà thôi.Chúng ta ai cũng giàu một điều gì đó .

Thực tế đã cho thấy NGƯỜI GIÀU và NGƯỜI NGHÈO đều có CƠ HỘI như nhau. Thậm chí rất nhiều người nghèo còn có XUẤT PHÁT ĐIỂM tốt và thuận lợi hơn so với người giàu. Nhưng thứ tạo ra điểm khác nhau lớn nhất giữa 2 người này đó chính là: GÓC NHÌN

• Người giàu nhìn về CUỐI CON ĐƯỜNG, người nghèo nhìn về ĐOẠN ĐƯỜNG TRƯỚC MẮT.

• Trước KHÓ KHĂN, người giàu vẫn nhìn về cuối con đường và VƯỢT QUA, người nghèo tìm con đường khác DỄ ĐI HƠN.

• Trước bất kỳ vấn đề nào cũng đều có CƠ HỘI và RỦI RO. Người giàu nhìn vào cơ hội để TIẾN LÊN, người nghèo nhìn vào rủi ro để LÙI LẠI.

• Người giàu nhìn vào CHIẾC BÁNH TO cho tất cả, người nghèo nhìn vào MIẾNG BÁNH TO NHẤT để lấy về mình.

• Người giàu luôn nhìn vào TƯƠNG LAI để phấn đấu, người nghèo luôn nhìn về QUÁ KHỨ để ngủ quên.

• Người giàu tập trung nhìn vào cách KIẾM TIỀN BỀN VỮNG NHẤT, người nghèo chỉ nhìn vào cách KIẾM TIỀN NHANH NHẤT (ăn xổi)

Người có NHIỀU TIỀN chưa chắc đã GIÀU, và người KO CÓ TIỀN chưa chắc đã NGHÈO. Bởi TIỀN chỉ là điều kiện CẦN chứ chưa ĐỦ. Quan trọng là GÓC NHÌN của chúng ta đang ở đâu.

Nếu nhìn đúng thì để trở thành NGƯỜI GIÀU vấn đề chỉ còn là THỜI GIAN. Nếu nhìn sai thì có BAO NHIÊU THỜI GIAN đi chăng nữa thì VẪN NGHÈO.

Thực ra, người nghèo là bởi họ thường bị kẹt trong lối tư duy bi quan, tù túng, không dám vượt qua sự an toàn của mình. Còn người giàu vốn là những người có bản lĩnh, không sợ thử thách, dũng cảm tiến về phía trước. Trong từ điển của người thành công, chắc chắn không có chữ do dự.

Nhiều người cho rằng, không có tiền thì không thể thành công, đó là một tư duy sai lầm. Hàng tháng, sau khi nhận tiền lương, ai là người sẵn sàng cắt một phần để tiết kiệm, ai là người đã tiêu hết? Phần đông người nghèo dùng tiền lương để phục vụ nhu cầu giải trí, thư giãn chứ không hẳn là nhằm mục đích đầu tư sinh lời hoặc nâng tầm bản thân. Vì đó, hết ngày này qua tháng khác, họ vẫn không có tiền, nghèo vẫn hoàn nghèo. Điều khiến người nghèo không thể thoát nghèo là do chính thói quen tiêu dùng của họ.

Lại có người cho rằng, bản thân không đủ giỏi giang nên đành mãi an phận. Thế nhưng người tài không phải từ trên trời rơi xuống, thiên tài cũng không phải cứ một sớm một chiều. Có người quả thực sinh ra đã sáng dạ, thông minh hơn người, nhưng nếu người đó không trau dồi, ham học hỏi, rất khó để có thể thăng tiến và trở nên giàu có sau này.

Mình chưa nắm lắm câu hỏi của bạn nên mình sẽ trả lời (vì lời mời của bạn) theo cách của mình.
Giàu/nghèo trong xã hổi sẽ chỉ việc 1 người có nhiều hay ít 1 thứ, giàu tri thức, giàu tiền bạc, giàu lòng thương,... và ngược lại. Nên người giàu và người nghèo sẽ khác nhau ở việc họ có nhiều hay ít thứ gì đó so với mặt bằng chung, hoặc 1 người nào đó. Nên người giàu, người nghèo là 1 sự nói chung chung, rất khó để so sánh vì còn chưa phân định được giàu/nghèo về cái gì. Vd anh lo cắm mặt cày cuốc, anh nhiều tiền hơn tôi, thì anh giàu hơn tôi về tiền bạc, nhưng cày quá sức khỏe "ỉ ôi". Tôi thì làm đủ ăn mà lại thường xuyên tập luyện cơ thể, giữ đầu óc sảng khoái thì tôi giàu năng lượng hơn anh. Chúng ta đều có cái giàu riêng.
Vậy thì có thể nói sự khác biệt giữa giàu và nghèo chỉ đơn giản là bạn có bao nhiêu thứ đang xét đến thôi.
Còn nếu nói theo nghĩa hẹp giàu - nghèo. Xã hội mặc nhiên xem nó là giàu nghèo về vật chất, hay cụ thể hơn là tiền. Mình đọc ở dưới và cũng thường thấy nói giàu nghèo khác nhau ở tư duy, hẳn là vậy. Nhưng theo mình, khác nhau vẫn ở số tiền cả 2 có mà thôi. Có 1 câu rất hay: "Đừng tự hào vì nghèo mà học giỏi, mà hãy tự hỏi vì sao giỏi mà vẫn nghèo".
Tư duy + hành động có thể giúp ta giàu lên, nhưng trước khi thu về thành quả, tư duy vẫn chỉ là ý tưởng, hành động vẫn chỉ là những bước đi, tất cả đều ko phải là 1 thứ vật chất có thể đong đếm được. Ko có thành quả nhưng thứ đó chỉ là 1 sự lãng phí "tài nguyên".
Mình là 1 người chưa giàu, mình vẫn còn học hỏi nhiều thứ để cải thiện cuộc sống. Nên mình chỉ có thể đứng trên cơ sở 1 người nghèo để nói thôi. Số lượng vẫn sẽ là cái quyết định sự khác biệt dù bạn tự làm ra hay nhặt đc :D

Mình nghĩ là khác nhau tư duy.

Mình nghĩ cái này còn tùy thuộc vào suy nghĩ của bạn rằng thế nào là người giàu, thế nào là người nghèo. Có người nghèo vật chất nhưng rất giàu tình cảm, cũng có những người giàu vật chất nhưng không hề có tình cảm dành cho những người xung quanh.

Mình rất thích quan điểm của ca sĩ Hà Anh Tuấn, rằng giờ chẳng ai khoe giàu có bằng cách khoe quần áo, túi xách, giày dép hay trang sức hàng hiệu nữa. Người ta phải khoe sự giàu có qua việc đã giúp được bao nhiêu người, đã làm được những điều tốt, điều có ích gì,... Mình nghĩ sự giàu có nên ở cả cái tâm của người ta, chứ không chỉ đơn giản là tài sản.

Điều này phụ thuộc vào góc nhìn và mục tiêu của bạn vào cuộc sống, bạn nghĩ thế nào về định nghĩa " Người Giàu".

Có những người bình sinh mục tiêu của họ là kiếm thật nhiều tiền, có những người muốn theo đuổi trí thức, lại có những người mục đích sống của họ là bình yên. Với mỗi người, mỗi một mục đích sống khác nhau, thì thước đo về Giàu-Nghèo lại khác nhau, vốn không cùng 1 thông số.

Vì vậy thay vì phân biệt giữa Giàu - Nghèo, chúng ta hãy đổi cách hỏi nhé : " Sự khác biệt giữa người Thành Công và Không Thành Công " ( Thành công ở đây là đạt được mục tiêu bản thân đặt ra ).

Dưới đây mình sẽ phân tích 1 quan điểm nhỏ về khía cạnh thành công đạt được DANH VỌNG như chủ đề mọi người đang bàn luận.

Arnold Schwarzenegger ( cựu thống đốc bang Canifornia, Mỹ ) từng chia sẻ : " Bố mẹ tôi muốn tôi có một cuộc sống bình thường như những người xung quanh, nhưng đó là tầm nhìn của họ, không phải tôi. Tôi biết rằng mình sinh ra cho một điều gì đó Đặc biệt, cho một điều gì đó Là Duy Nhất, cho một điều gì đó Lớn Lao "

( I felt that i was born for something SPECIAL, for something UNIQUE, for something BIG )

" Tất cả những gì tôi từng làm. Nhiều người đều nói với tôi rằng điều đó là không thể. Ồ, có thể điều đó chưa từng làm trước đây, nhưng nó hoàn toàn ổn với tôi. Vậy tôi sẽ chứng minh cho mọi người thấy rằng điều đó có thể, và tôi sẽ là người làm điều đó. " 

" And all of this stuff, all day long, i worked and i worked and i worked in the work. And i didnt listen to the NAY- SAYERS "

Arnold Schwarzenegger đã trở thành một vận động viên thể hình huyền thoại mọi thời đại, sau đó ông tiếp tục thành công trở thành một diễn viên điện ảnh nổi tiếng.

Và điều phi thường là, ông là một người Áo, sang MỸ năm 21 tuổi, ở tuổi 56, ông trở thành Thống đốc của bang Canifonia của HOA KỲ. Từ một vận động viên, đến diễn viên và sau cùng là sự nghiệp chính trị, ông đều là duy nhất.

Quan điểm này cũng tương tự như Nelson Mandela ( cựu tổng thống Nam Phi )

Và để tổng quan lại, để thành công về mặt tài chính, danh vọng, chúng ta cần hội tụ đủ các yếu tố :

  1. Có tầm nhìn, có mục tiêu.
  2. Có niềm tin mạnh mẽ vào bản thân và biến điều đó thành động lực làm việc chăm chỉ.
  3. Đừng làm việc chỉ vì bản thân, hãy làm việc vì cộng đồng. BỞI, xã hội này là quan hệ cộng sinh, bạn có thể đang phục vụ người này, nhưng đồng thời cũng là khách hàng của người khác. Bản chất của việc " Giàu có " là phục vụ vụ được càng nhiều người, bạn càng giàu có.
  4. Hãy luôn tử tế. BỞI VÌ, đó là giá trị bền vững. Thực tế, nếu để ý kĩ, tất cả 4 yếu tố trên đều có mối tương quan lẫn nhau, có yếu tố này mới có yếu tố kia. Xoay quanh " TRÍ " và " ĐẠO ". Chúc bạn một ngày tốt lành. 
Câu hỏi bạn nêu thuộc về phạm trù nào...
- Giàu nghèo tư duy tri thức?
- Giàu nghèo tiền tài vật chất?
- Giàu nghèo nhân cách đạo đức?
- Giàu nghèo tài năng trình độ chuyên môn?
- Giàu nghèo mối quan hệ và vị trí xã hội?
- Giàu nghèo tội lỗi mầm ác xấu xa?
Mỗi khía cạnh lại có thể có những câu trả lời khác nhau, nguyên nhân dẫn đến điều đó.
Vô hình chung, mục đích con người được sinh ra, sống và tồn tại là để hướng thiện, hoàn thiện bản thân và sống có ích cho xã hội, đất nước, gia đình mình đang sống.
Vì vậy, thấy đủ là được. Và bằng lòng với những gì mình có sẽ thấy an lành, an nhiên, an vui, an yên.
Còn muốn thử thách bản thân, nâng cấp linh hồn và thể xác, hãy mạnh dạn vượt giới hạn (theo chiều hướng tốt). Và loại bỏ thói hưởng thụ tiền tài vật chất xa hoa lộng lẫy giải trí sa đọa...
Mỗi người mỗi cảnh, mỗi cuộc đời k ai giống ai cả...