Suy nghĩ về vấn đề học tiếng Trung

  1. Ngoại ngữ

Ý nghĩ ghét người Trung nên không học tiếng Trung rất thú vị. Tuy nhiên, với cá nhân tôi, đây là ý nghĩa chưa đúng lắm.

Thương ai thương cả lối đi

Ghét ai ghét cả tôn ti họ hàng

Không hưởng ứng hay lên án cái suy nghĩ này vì đây là vấn đề nhìn ở nhiều hướng lắm:

Trung Quốc và Việt Nam có thể nói là kẻ thù truyền kiếp chưa bao giờ hai nước này hòa bình thử vài thế kỷ cả. Trong lịch sử hình như triều đại nào người Trung Quốc cũng tìm cách mở rộng lãnh thổ xuống phía nam và Việt Nam luôn là đối tượng của sự khát máu này.

Đó là phong kiến nha, ta có thể nhìn thấy sự hiếu chiến của các triều đại Trung Hoa. Về hiện tại chiến tranh biên giới phía bắc năm 1979, Việt Nam bị dồn vào thế gọng kìm. Tây nam chống khơ-me đỏ, phía bắc chiến tranh biên giới. Chiến tranh trên biển đông: Quầng đảo Gạc Ma năm 1988 rồi chưa kể các cuộc tuần biển đông, tàu chiến Trung Quốc không biết bao nhiêu lần xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.

Đó là về chiến sự còn chưa kể đời sống nhân dân, phá hoại kinh tế,sinh thái,... của người Việt chỗ nào cũng có bàn tay người Trung Quốc.

Ví dụ: Hoàng loạt các hành động thu mua những nông sản "kỳ cục" như: đỉa, lá xoài non, ốc bưu vàng,... rồi sau đó bùng hàng bà con nông dân hay sử dụng những nông sản "độc" này vào động thái phá hoại tự nhiên Việt Nam, phá hoại kinh tế Việt Nam,... Rồi chưa kể hoàng loạt vụ người Việt Nam bị lừa bán ở Trung Quốc nữa.

Nhìn tất cả những hành động trên nếu nói dân Việt Nam thích người Trung Quốc là chắc không có rồi. Nhưng trước khi trách họ thì ta nên nhìn lại chúng ta.

Ý thức vấn đề của dân ta còn thấp (nhất là nông dân) họ thấy lợi trước mắt chứ không nghĩ đến cái hại. Nhắc đến cái ý này thì trách nhiệm nặng nhất là lãnh đạo các cấp đặc biệt tại những địa phương xảy ra "scandal". Nếu lãnh đạo địa phương nắm tình hình kịp thời, tuyên truyền với bà con nông dân thì có không? Về thực phẩm chứa các thành phần cấm, bẩn ở Việt Nam đúng là có nguồn gốc ở Trung Quốc nhưng nếu khâu quản lý ở nước ta chặt chẽ thì liệu hàng Trung Quốc chất lượng kém liệu có hoàng hành trên thị trường không? Đó là chưa kể đồng tiền làm mờ mắt một số người Việt Nam cam tâm bán rẻ lương tâm và tình đồng loại.

Dù trên danh nghĩa hiện nay Việt Nam và Trung Quốc là đối tác nhưng một mặt người Việt Nam đang đối đầu cùng Trung Quốc những vấn đề đó. Và sau tất cả chúng ta nên học tập một số khía cạnh từ Trung Quốc không ? Có nên học tiếng Trung không?

Với bản thân tôi là có, đối với một đối tượng thuộc tầm nguy hiểm như Trung Quốc thì không những học ngôn ngữ mà còn nên học tư tưởng và văn hóa của họ. Vì biết rõ về họ thì mới có thể phân tích được điểm yếu, điểm mạnh được mà tìm điểm yếu tránh điểm mạnh. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng.

Còn nếu với suy nghĩ đã ghét, thù thì không cần quan tâm đến thì chúng ta mãi không biết họ đang ở tầm nào cả. Thì biết đường đâu mà phòng. Trong cuộc sống không phải cái gì ghét,không thích thì không gặp đâu. Ví dụ: Tôi cực kỳ ghét uống thuốc nhưng khi bệnh nặng thì cũng bắt buộc uống thôi. Trở lại vấn đề học ngôn ngữ, hiện tại có rất nhiều ngôn ngữ được mở lớp giảng dạy ở Việt Nam nếu các bạn vẫn không thấy có thể đam mê tiếng Trung thì thiếu gì tiếng nước ngoài cho bạn học như: Nhật, Hàn, Pháp, Đức,... nhưng khuyên 1 câu nếu thật ghét tiếng Trung thì đừng học luôn tiếng Nhật vì tiếng Nhật có bộ chữ kanji (Hán ngữ) là bộ thủ tiếng Trung đó.


Từ khóa: 

ngoại ngữ

,

trung quốc

,

ghét

,

thích

,

ngoại ngữ

Mình đồng ý rằng dù ghét Trung Quốc vì bất kỳ khía cạnh nào thì vẫn phải công nhận nền văn hóa và kinh tế Trung Quốc rất đáng để học hỏi. Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc được tiên đoán sẽ sớm vượt mặt Mỹ và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nếu tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu thì người Trung cũng sẽ sớm biến tiếng Trung thành ngôn ngữ toàn cầu khi người Trung có mặt ở khắp toàn cầu và họ thì từ chối dùng các ngôn ngữ khác không phải tiếng Trung. :))

Trả lời

Mình đồng ý rằng dù ghét Trung Quốc vì bất kỳ khía cạnh nào thì vẫn phải công nhận nền văn hóa và kinh tế Trung Quốc rất đáng để học hỏi. Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc được tiên đoán sẽ sớm vượt mặt Mỹ và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nếu tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu thì người Trung cũng sẽ sớm biến tiếng Trung thành ngôn ngữ toàn cầu khi người Trung có mặt ở khắp toàn cầu và họ thì từ chối dùng các ngôn ngữ khác không phải tiếng Trung. :))