Tác động của việc suy giảm nguồn dân số ở Nhật Bản

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Dân số Nhật Bản đang già hóa và suy giảm. Dân số Nhật Bản đạt đỉnh 128 triệu người vào năm 2008. Với tỉ lệ sinh giảm xuống dưới 1,5 vào đầu thập niên 1990 và tiếp tục giảm xuống còn 1,29 vào năm 2004, dân số nước này đang suy giảm nhanh chóng. Hiện dân số Nhật đã ít hơn 1 triệu người so với năm 2008. Chính phủ nước này đang nhắm đến mục tiêu duy trì dân số trên mức 100 triệu người vào năm 2060. Một vấn đề có lẽ còn nghiêm trọng hơn là tỷ lệ người già ở Nhật đang tăng nhanh chóng. Một phần ba dân số trên 60 tuổi và 12,5% trên 75 tuổi. Dân số trong độ tuổi lao động đạt mức cao nhất vào năm 1997 và theo một thống kê thì kể từ thời điểm đó đã giảm đi 9,7 triệu người. Những sự thật đó đều được thừa nhận nhưng hậu quả của nó thì vẫn chưa thể tiêu hóa hết. Những hậu quả đó vô cùng sâu sắc. Việc nhập cư nhanh chóng và liên tục có thể trì hoãn sự suy giảm dân số và sau cùng có thể kìm hãm nó, nhưng có rất ít khả năng Nhật Bản sẽ mở cửa nhập cư ở mức độ lớn. Nước Nhật có rất nhiều việc cần làm về phương diện văn hóa và thể chế trước khi nước này có thể chào đón người nhập cư với số lượng lớn. Mục tiêu chủ yếu của chính sách kinh tế Nhật Bản phải là duy trì mức sống và tăng thu nhập bình quân đầu người, chứ không phải phát triển quy mô kinh tế tổng thể. Nhưng thậm chí tăng thu nhập bình quân đầu người cũng sẽ là một thành tựu phi thường trong bối cảnh phải đương đầu với khủng hoảng nhân khẩu ở một quy mô mà không một nước nào khác từng phải đối mặt trước đó. Các nước láng giềng Nhật Bản cũng đang phải đối phó với vấn đề tương tự. Dân số Hàn Quốc đang bắt đầu sụt giảm và dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc hiện đã đạt đỉnh. Trung Quốc còn có một vấn đề khác nữa là dân số của họ sẽ bị già trước khi giàu. Nhưng không quốc gia nào mà vấn đề nhân khẩu lại trầm trọng như Nhật Bản và cả thế giới đang dõi theo để học hỏi kinh nghiệm. Nhiều quốc gia vẫn còn ám ảnh với mục tiêu tăng trưởng GDP và mục tiêu của gói cải cách Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe là đạt tăng trưởng 1%/năm. Tăng trưởng GDP của Nhật Bản gần đây giảm dần về 0. Tăng trưởng GDP âm – tức tình trạng suy thoái về mặt kỹ thuật nếu tiếp diễn trong vòng 6 tháng trở lên – có ý nghĩa như thế nào khi dân số sụt giảm? Có lẽ là không lớn như chúng ta tưởng. Nếu GDP không tăng, thu nhập bình quân đầu người có thể tăng khi dân số giảm. Và người Nhật đã tiết kiệm và đầu tư ra nước ngoài, nhờ vậy họ nắm giữ các khối tài sản ngoài nước – những thứ sẽ mang lại thu nhập. Tổng thu nhập quốc dân có thể khác biệt đáng kể so với tổng sản phẩm quốc dân. Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế cần được đánh giá khác so với các nước có dân số đang tăng, đòi hỏi tạo ra nhiều việc làm, như Ấn Độ chẳng hạn. Nhật Bản đã phải trải qua tình hình tăng trưởng kinh tế ảm đạm kể từ đầu thập niên 1990 khi bong bóng nhà đất bị vỡ. Nhưng người Nhật vẫn tiếp tục giàu có, sống rất thọ – góp phần vào tỷ lệ người già lớn trong cơ cấu dân số – và Nhật Bản vẫn là một đất nước an toàn, sạch sẽ, thoải mái và hiện đại. Hoàn toàn không có dấu hiệu khủng hoảng đối với dân chúng Nhật Bản và cũng không có cảm giác cần thiết phải tạo ra những thay đổi mạnh mẽ. Mối bận tâm về việc tăng trưởng nền kinh tế tổng thể và, đối với ông Abe, là đưa Nhật Bản trở về những vinh quang thời kỳ trước Thế chiến II, có vẻ như là những mục tiêu khác thường. Gói chính sách Abenomics nhằm hồi sinh nền kinh tế rõ ràng đang dần thất bại. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã hoàn tất phần việc của mình là bơm nhiều tiền hơn vào nền kinh tế, mua hết các tài sản trên thị trường mở và thậm chí còn áp dụng lãi suất âm theo kiểu Ngân hàng Trung ương châu Âu, nhưng chính phủ nước này thì vẫn chưa thực hiện được nhiệm vụ của mình. Hai mũi tên khác của Abenomics – chính sách tài khóa linh hoạt với việc củng cố vị thế tài khóa trung hạn, và các cải cách cấu trúc – đều thất bại một cách nguy hiểm. Chi tiêu chính phủ vẫn chưa chậm lại và đợt tăng thuế tiêu dùng lần hai, từ 8% lên 10%, đã bị trì hoãn từ 2015 sang đến 2017. Kế hoạch nhằm đạt được thặng dư sơ cấp – với việc chi tiêu của chính phủ ít hơn tổng thu ngân sách chưa kể nghĩa vụ trả lãi các khoản nợ – vào năm 2020 đã bị trì hoãn. Tổng nợ công quốc gia đạt mức chưa từng thấy, 245% GDP, và vẫn tiếp tục tăng lên. Đây là cách chi tiêu kiểu Keynes sơ cấp mà thiếu đi các kế hoạch (bù đắp chi tiêu) đi kèm. Vấn đề quan trọng nhất của gói chính sách này là cải cách cấu trúc, và trên khía cạnh này thậm chí còn có ít hành động được thực hiện hơn. Các cải cách phía cung (supply – side), hay nâng cao năng suất, đòi hỏi đột phá xuyên qua các nhóm lợi ích vốn kéo lùi sự gia tăng năng suất, đồng thời cho phép các nguồn lực được phân bổ tới những nơi chúng đạt hiệu suất cao nhất. Thủ tướng Abe đã sử dụng nguồn vốn chính trị của mình để thông qua các đạo luật an ninh cho phép Nhật Bản đóng vai trò quan trọng hơn trong các vấn đề quốc phòng và an ninh. Nhưng ông vẫn chưa sử dụng nguồn vốn chính trị quan trọng để đấu tranh chống các nhóm lợi ích ngay trong chính đảng của mình, thứ vốn đang ngăn cản cải cách kinh tế. Lĩnh vực nông nghiệp Nhật Bản khét tiếng là được bảo hộ và không hiệu quả. Đó là một gánh nặng lên nền kinh tế. Ít nổi tiếng nhưng lại quan trọng hơn đó là lĩnh vực dịch vụ cũng được bảo hộ khỏi sự cạnh tranh quốc tế và nội địa. Các hãng nước ngoài không thể và không được cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực ở Nhật Bản. Thực vậy, ở mức thấp hơn 3% , vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nhật Bản nếu so với quy mô nền kinh tế thì đang ở mức thấp nhất trong khối OECD, thậm chí còn ít hơn mức ước tính ở Bắc Triều Tiên. Việc ký TPP sẽ giúp ích đôi chút cho mũi tên thứ ba của Nhật Bản. Nhưng thành quả của cải cách nông nghiệp phần lớn vẫn chưa đạt được. Với quy mô dân số giảm sút và già hóa, Nhật Bản sẽ cần tăng năng suất để duy trì mức sống. Chỉ in thêm tiền là điều không bền vững. Mỗi người lao động phải trở nên năng suất hơn bởi lực lượng lao động sụt giảm này phải hỗ trợ một tỷ lệ dân số lớn hơn. Họ sẽ có nhiều khả năng thực hiện được điều đó nếu như Nhật Bản mở cửa hơn nữa cho nguồn vốn, công nghệ và nhân công nước ngoài. Nhập cư với quy mô lớn có vẻ không phải là tương lai được dự đoán trước nhưng Nhật Bản đang dần dần chào đón các nhân công có tay nghề và nhiều du khách hơn nữa. Để thúc đẩy dòng chảy của nhân công nước ngoài và nhằm đạt được mục tiêu của chính phủ là thu hút được 40 triệu khách du lịch tới dự Olympics 2020, cần phải có sự thay đổi về mặt thể chế và thậm chí cả văn hóa. Điều đó cũng sẽ giúp thu hút thêm đầu tư nước ngoài. Nhật Bản là một quốc gia tiên phong. Họ dẫn dắt một hình mẫu phát triển của châu Á và, trong thời kỳ hậu chiến, đã trở thành một trong những xã hội thu nhập cao thành công nhất thế giới. Nhưng vấn đề quá độ dân số chưa từng thấy đòi hỏi sự đổi mới chính sách và tinh thần khởi nghiệp khác thường. Việc thừa nhận rằng quy mô nền kinh tế Nhật Bản sẽ không thể tránh khỏi giảm sút khi dân số suy giảm nhanh chỉ là điểm khởi đầu. Việc chấp thuận hệ lụy của điều này đối với vị thế của Nhật Bản trên thế giới và tái định hình chương trình nghị sự quốc gia của Nhật Bản để phù hợp với thực tế đó rõ ràng sẽ mất nhiều thời gian hơn thế.
Trả lời
Dân số Nhật Bản đang già hóa và suy giảm. Dân số Nhật Bản đạt đỉnh 128 triệu người vào năm 2008. Với tỉ lệ sinh giảm xuống dưới 1,5 vào đầu thập niên 1990 và tiếp tục giảm xuống còn 1,29 vào năm 2004, dân số nước này đang suy giảm nhanh chóng. Hiện dân số Nhật đã ít hơn 1 triệu người so với năm 2008. Chính phủ nước này đang nhắm đến mục tiêu duy trì dân số trên mức 100 triệu người vào năm 2060. Một vấn đề có lẽ còn nghiêm trọng hơn là tỷ lệ người già ở Nhật đang tăng nhanh chóng. Một phần ba dân số trên 60 tuổi và 12,5% trên 75 tuổi. Dân số trong độ tuổi lao động đạt mức cao nhất vào năm 1997 và theo một thống kê thì kể từ thời điểm đó đã giảm đi 9,7 triệu người. Những sự thật đó đều được thừa nhận nhưng hậu quả của nó thì vẫn chưa thể tiêu hóa hết. Những hậu quả đó vô cùng sâu sắc. Việc nhập cư nhanh chóng và liên tục có thể trì hoãn sự suy giảm dân số và sau cùng có thể kìm hãm nó, nhưng có rất ít khả năng Nhật Bản sẽ mở cửa nhập cư ở mức độ lớn. Nước Nhật có rất nhiều việc cần làm về phương diện văn hóa và thể chế trước khi nước này có thể chào đón người nhập cư với số lượng lớn. Mục tiêu chủ yếu của chính sách kinh tế Nhật Bản phải là duy trì mức sống và tăng thu nhập bình quân đầu người, chứ không phải phát triển quy mô kinh tế tổng thể. Nhưng thậm chí tăng thu nhập bình quân đầu người cũng sẽ là một thành tựu phi thường trong bối cảnh phải đương đầu với khủng hoảng nhân khẩu ở một quy mô mà không một nước nào khác từng phải đối mặt trước đó. Các nước láng giềng Nhật Bản cũng đang phải đối phó với vấn đề tương tự. Dân số Hàn Quốc đang bắt đầu sụt giảm và dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc hiện đã đạt đỉnh. Trung Quốc còn có một vấn đề khác nữa là dân số của họ sẽ bị già trước khi giàu. Nhưng không quốc gia nào mà vấn đề nhân khẩu lại trầm trọng như Nhật Bản và cả thế giới đang dõi theo để học hỏi kinh nghiệm. Nhiều quốc gia vẫn còn ám ảnh với mục tiêu tăng trưởng GDP và mục tiêu của gói cải cách Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe là đạt tăng trưởng 1%/năm. Tăng trưởng GDP của Nhật Bản gần đây giảm dần về 0. Tăng trưởng GDP âm – tức tình trạng suy thoái về mặt kỹ thuật nếu tiếp diễn trong vòng 6 tháng trở lên – có ý nghĩa như thế nào khi dân số sụt giảm? Có lẽ là không lớn như chúng ta tưởng. Nếu GDP không tăng, thu nhập bình quân đầu người có thể tăng khi dân số giảm. Và người Nhật đã tiết kiệm và đầu tư ra nước ngoài, nhờ vậy họ nắm giữ các khối tài sản ngoài nước – những thứ sẽ mang lại thu nhập. Tổng thu nhập quốc dân có thể khác biệt đáng kể so với tổng sản phẩm quốc dân. Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế cần được đánh giá khác so với các nước có dân số đang tăng, đòi hỏi tạo ra nhiều việc làm, như Ấn Độ chẳng hạn. Nhật Bản đã phải trải qua tình hình tăng trưởng kinh tế ảm đạm kể từ đầu thập niên 1990 khi bong bóng nhà đất bị vỡ. Nhưng người Nhật vẫn tiếp tục giàu có, sống rất thọ – góp phần vào tỷ lệ người già lớn trong cơ cấu dân số – và Nhật Bản vẫn là một đất nước an toàn, sạch sẽ, thoải mái và hiện đại. Hoàn toàn không có dấu hiệu khủng hoảng đối với dân chúng Nhật Bản và cũng không có cảm giác cần thiết phải tạo ra những thay đổi mạnh mẽ. Mối bận tâm về việc tăng trưởng nền kinh tế tổng thể và, đối với ông Abe, là đưa Nhật Bản trở về những vinh quang thời kỳ trước Thế chiến II, có vẻ như là những mục tiêu khác thường. Gói chính sách Abenomics nhằm hồi sinh nền kinh tế rõ ràng đang dần thất bại. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã hoàn tất phần việc của mình là bơm nhiều tiền hơn vào nền kinh tế, mua hết các tài sản trên thị trường mở và thậm chí còn áp dụng lãi suất âm theo kiểu Ngân hàng Trung ương châu Âu, nhưng chính phủ nước này thì vẫn chưa thực hiện được nhiệm vụ của mình. Hai mũi tên khác của Abenomics – chính sách tài khóa linh hoạt với việc củng cố vị thế tài khóa trung hạn, và các cải cách cấu trúc – đều thất bại một cách nguy hiểm. Chi tiêu chính phủ vẫn chưa chậm lại và đợt tăng thuế tiêu dùng lần hai, từ 8% lên 10%, đã bị trì hoãn từ 2015 sang đến 2017. Kế hoạch nhằm đạt được thặng dư sơ cấp – với việc chi tiêu của chính phủ ít hơn tổng thu ngân sách chưa kể nghĩa vụ trả lãi các khoản nợ – vào năm 2020 đã bị trì hoãn. Tổng nợ công quốc gia đạt mức chưa từng thấy, 245% GDP, và vẫn tiếp tục tăng lên. Đây là cách chi tiêu kiểu Keynes sơ cấp mà thiếu đi các kế hoạch (bù đắp chi tiêu) đi kèm. Vấn đề quan trọng nhất của gói chính sách này là cải cách cấu trúc, và trên khía cạnh này thậm chí còn có ít hành động được thực hiện hơn. Các cải cách phía cung (supply – side), hay nâng cao năng suất, đòi hỏi đột phá xuyên qua các nhóm lợi ích vốn kéo lùi sự gia tăng năng suất, đồng thời cho phép các nguồn lực được phân bổ tới những nơi chúng đạt hiệu suất cao nhất. Thủ tướng Abe đã sử dụng nguồn vốn chính trị của mình để thông qua các đạo luật an ninh cho phép Nhật Bản đóng vai trò quan trọng hơn trong các vấn đề quốc phòng và an ninh. Nhưng ông vẫn chưa sử dụng nguồn vốn chính trị quan trọng để đấu tranh chống các nhóm lợi ích ngay trong chính đảng của mình, thứ vốn đang ngăn cản cải cách kinh tế. Lĩnh vực nông nghiệp Nhật Bản khét tiếng là được bảo hộ và không hiệu quả. Đó là một gánh nặng lên nền kinh tế. Ít nổi tiếng nhưng lại quan trọng hơn đó là lĩnh vực dịch vụ cũng được bảo hộ khỏi sự cạnh tranh quốc tế và nội địa. Các hãng nước ngoài không thể và không được cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực ở Nhật Bản. Thực vậy, ở mức thấp hơn 3% , vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nhật Bản nếu so với quy mô nền kinh tế thì đang ở mức thấp nhất trong khối OECD, thậm chí còn ít hơn mức ước tính ở Bắc Triều Tiên. Việc ký TPP sẽ giúp ích đôi chút cho mũi tên thứ ba của Nhật Bản. Nhưng thành quả của cải cách nông nghiệp phần lớn vẫn chưa đạt được. Với quy mô dân số giảm sút và già hóa, Nhật Bản sẽ cần tăng năng suất để duy trì mức sống. Chỉ in thêm tiền là điều không bền vững. Mỗi người lao động phải trở nên năng suất hơn bởi lực lượng lao động sụt giảm này phải hỗ trợ một tỷ lệ dân số lớn hơn. Họ sẽ có nhiều khả năng thực hiện được điều đó nếu như Nhật Bản mở cửa hơn nữa cho nguồn vốn, công nghệ và nhân công nước ngoài. Nhập cư với quy mô lớn có vẻ không phải là tương lai được dự đoán trước nhưng Nhật Bản đang dần dần chào đón các nhân công có tay nghề và nhiều du khách hơn nữa. Để thúc đẩy dòng chảy của nhân công nước ngoài và nhằm đạt được mục tiêu của chính phủ là thu hút được 40 triệu khách du lịch tới dự Olympics 2020, cần phải có sự thay đổi về mặt thể chế và thậm chí cả văn hóa. Điều đó cũng sẽ giúp thu hút thêm đầu tư nước ngoài. Nhật Bản là một quốc gia tiên phong. Họ dẫn dắt một hình mẫu phát triển của châu Á và, trong thời kỳ hậu chiến, đã trở thành một trong những xã hội thu nhập cao thành công nhất thế giới. Nhưng vấn đề quá độ dân số chưa từng thấy đòi hỏi sự đổi mới chính sách và tinh thần khởi nghiệp khác thường. Việc thừa nhận rằng quy mô nền kinh tế Nhật Bản sẽ không thể tránh khỏi giảm sút khi dân số suy giảm nhanh chỉ là điểm khởi đầu. Việc chấp thuận hệ lụy của điều này đối với vị thế của Nhật Bản trên thế giới và tái định hình chương trình nghị sự quốc gia của Nhật Bản để phù hợp với thực tế đó rõ ràng sẽ mất nhiều thời gian hơn thế.