Tại sao 90% dự án bất động sản ở Việt Nam đều đặt tên là tiếng nước ngoài?

  1. Đầu tư & Tài chính

Tại sao ko đặt tên tiếng Việt cho dễ nhớ, dễ hiểu? Đặt tên tiếng Việt chắc ế hay sao ạ?

Từ khóa: 

đầu tư & tài chính

Là do uy tín thương hiệu quốc gia của VN trong lĩnh vực bđs nói riêng thấp (mà hầu như lĩnh vực nào VN cũng thấp). Mà bđs là sản phẩm có giá trị cao nên họ mới đặt theo tên của các nước có uy tín thương hiệu trong ngành này cao như Pháp, Ý,... Để đánh lừa thị giác của người mua, tạo cảm giác sang trọng, đẳng cấp cho sản phẩm. Còn nếu đặt theo tên tiếng Việt thì ngược lại sẽ tạo cảm giác sản phẩm chất lượng kém.

Trả lời

Là do uy tín thương hiệu quốc gia của VN trong lĩnh vực bđs nói riêng thấp (mà hầu như lĩnh vực nào VN cũng thấp). Mà bđs là sản phẩm có giá trị cao nên họ mới đặt theo tên của các nước có uy tín thương hiệu trong ngành này cao như Pháp, Ý,... Để đánh lừa thị giác của người mua, tạo cảm giác sang trọng, đẳng cấp cho sản phẩm. Còn nếu đặt theo tên tiếng Việt thì ngược lại sẽ tạo cảm giác sản phẩm chất lượng kém.

Thật ra là có tên tiếng Việt, nhưng ít được giới thiệu, một phần do dài, một phần do sính ngoại, một phần do người nước ngoài khó phát âm. The Global City (Sài Gòn Bình An), Empire City (Thành phố Đế vương), The Metropole (Sóng Việt), The Nexus (Phương Nam 3A1), Hilton Saigon (Sài Gòn Cửu Long)...
Nhưng tựu chung lại, dự án BĐS đặt tên tiếng nước ngoài để thân thiện với người nước ngoài, dễ đọc dễ nhớ dễ hiểu (vì khách hàng của những dự án này không phải chỉ có người trong nước), Việt Nam muốn hội nhập thu hút FDI và khách quốc tế. Hơn nữa là cơ hội được hiển thị trên các công cụ tìm kiếm nước ngoài cũng cao hơn, từ đó marketing tốt hơn.