Tại sao án tử hình là hình phạt cao nhất của pháp luật nhưng rất nhiều kẻ vẫn phạm tội dù biết mức án tử hình sẽ dành cho mình?

  1. Luật pháp

  2. Tâm lý học

Từ khóa: 

luật pháp

,

tâm lý học

Vì nhiều khi án tử so với sống tiếp thì sống tiếp tệ hơn bạn nhé.

Cái này mình nhớ có trong 1 nghiên cứu của đại học nào đấy cũng rất nổi bên Mỹ, họ tìm hiểu tại sao tỉ lệ tội phạm ở 1 số khu dân cư/nhóm dân cư trong thành phố rất cao và liệu rằng tăng cường lực lượng an ninh là kết quả.

Hóa ra thực tế việc phạm tội chẳng liên quan quá nhiều đến hình phạt.

Cùng 1 người da đen đó, cho họ sống ở khu da trắng, được học hành tử tế, được cho ăn tử tế, được tạo cơ hội việc làm, được tạo cơ hội sống hạnh phúc, tỉ lệ tội phạm thấp hẳn.

Nhóm nghiên cứu vẫn nghiên cứu và họ nhận thấy nếu các khu tỉ lệ tội phạm cao được tiếp cận với những hỗ trợ xã hội như tái đào tạo, hỗ trợ bằng các dự án công cộng để tạo việc làm, tạo nguồn thu nhập khác thì tỉ lệ tội phạm cũng giảm hẳn và từng bước đuổi kịp khu có tỉ lệ thấp kia.

Vì vậy Nhân chi sở tính bản thiện hay Nhân chi sở tính bản ác đều sai, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Bạn được lớn lên trong mái ấm xã hội chủ nghĩa, được tạo điều kiện tối đa tiếp cận giáo dục, việc làm, được tạo môi trường tốt nhất mà xã hội này có thể tạo ra, tự nhiên bạn lương thiện.

Tại sao ngày nay nhiều tội phạm kinh khủng hơn ngày xưa? Đơn giản chỉ là môi trường tốt đẹp đã không còn tốt đẹp nữa.

Tựa như người ta thắt chặt đầu vào của công chức để cố gắng tuyển được người vừa tài vừa đức ấy. Không nói việc đó không hiệu quả, nhưng chắc chắn sẽ rất ít. Vì họ đã làm điều đó suốt 30 năm nay rồi, những người được tuyển bằng biện pháp tốt nhất của 30 năm trước, rất nhiều lại trở thành tội phạm, sâu mọt, thành lợi ích nhóm, vì vậy vấn đề có lẽ không phải ở đầu vào mà là vấn đề quá trình làm việc, vấn đề trong cơ chế quản lý điều hành, lãnh đạo suốt 30 năm đã tạo ra cơ hội tập trung quá nhiều quyền lực và trách nhiệm vào tay một số ít người.

Tội phạm cũng vậy. Khi cuộc sống quá tăm tối, thì so với án tử hình, tiếp tục cuộc sống này còn đáng sợ hơn.

Trả lời

Vì nhiều khi án tử so với sống tiếp thì sống tiếp tệ hơn bạn nhé.

Cái này mình nhớ có trong 1 nghiên cứu của đại học nào đấy cũng rất nổi bên Mỹ, họ tìm hiểu tại sao tỉ lệ tội phạm ở 1 số khu dân cư/nhóm dân cư trong thành phố rất cao và liệu rằng tăng cường lực lượng an ninh là kết quả.

Hóa ra thực tế việc phạm tội chẳng liên quan quá nhiều đến hình phạt.

Cùng 1 người da đen đó, cho họ sống ở khu da trắng, được học hành tử tế, được cho ăn tử tế, được tạo cơ hội việc làm, được tạo cơ hội sống hạnh phúc, tỉ lệ tội phạm thấp hẳn.

Nhóm nghiên cứu vẫn nghiên cứu và họ nhận thấy nếu các khu tỉ lệ tội phạm cao được tiếp cận với những hỗ trợ xã hội như tái đào tạo, hỗ trợ bằng các dự án công cộng để tạo việc làm, tạo nguồn thu nhập khác thì tỉ lệ tội phạm cũng giảm hẳn và từng bước đuổi kịp khu có tỉ lệ thấp kia.

Vì vậy Nhân chi sở tính bản thiện hay Nhân chi sở tính bản ác đều sai, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Bạn được lớn lên trong mái ấm xã hội chủ nghĩa, được tạo điều kiện tối đa tiếp cận giáo dục, việc làm, được tạo môi trường tốt nhất mà xã hội này có thể tạo ra, tự nhiên bạn lương thiện.

Tại sao ngày nay nhiều tội phạm kinh khủng hơn ngày xưa? Đơn giản chỉ là môi trường tốt đẹp đã không còn tốt đẹp nữa.

Tựa như người ta thắt chặt đầu vào của công chức để cố gắng tuyển được người vừa tài vừa đức ấy. Không nói việc đó không hiệu quả, nhưng chắc chắn sẽ rất ít. Vì họ đã làm điều đó suốt 30 năm nay rồi, những người được tuyển bằng biện pháp tốt nhất của 30 năm trước, rất nhiều lại trở thành tội phạm, sâu mọt, thành lợi ích nhóm, vì vậy vấn đề có lẽ không phải ở đầu vào mà là vấn đề quá trình làm việc, vấn đề trong cơ chế quản lý điều hành, lãnh đạo suốt 30 năm đã tạo ra cơ hội tập trung quá nhiều quyền lực và trách nhiệm vào tay một số ít người.

Tội phạm cũng vậy. Khi cuộc sống quá tăm tối, thì so với án tử hình, tiếp tục cuộc sống này còn đáng sợ hơn.

Mình đã từng xem một bộ phim, có một câu trong phim kiểu như sau: "Tội phạm là khi bạn phạm tội và bị bắt". Cái vế sau quan trọng hơn, bạn bị bắt mới có chuyện như bạn nói là tử hình. Tội phạm mà, đa số họ đều nghĩ mình thông minh, lõi đời nên họ đều nghĩ mình sẽ thoát được, kiểu may rủi của những con bạc ấy, họ đều nghĩ ván sau sẽ thắng. Và tổng kết lại thì lúc hăng máu lên làm thì không ai nghĩ đến hậu quả của nó, lúc bị bắt thì lạy lục van xin. Cơ mà nói chung ở VN mình thì đừng hy vọng gì nhiều, có giết người cho lắm cũng khó bị tử hình lằm, VN mình toàn người tốt nên án tử hình rất khó sinh ra. Cho bản án 20-30 năm rồi khoan hồng, giảm án vì cải tạo tốt các kiểu, rồi đút tiền các kiểu và khoảng 5-7 năm là ra thôi.(À mà thực tế tử hình là án cao nhất của pháp luật hiện đại thôi.)

Kẻ phạm tội đến mức tử hình đâu có mong mình bị bắt, phần lớn gây ra tội xong chúng đều trốn chạy khỏi cảnh sát mà. Hơn nữa, một khi đã căm ghét và mất kiểm soát rồi thì chúng cũng chẳng để ý đến cái gọi là tử hình làm gì cả, chúng chỉ đang đơn thuần muốn thỏa mãn cơn giận của mình thôi. Tử hình hay không cũng không quan trọng bằng giải tỏa cảm xúc lúc đó, thế nên mới có nhiều người phạm tội mất kiểm soát đó. 

https://cdn.noron.vn/2023/02/25/an-tu-hinh-thuc-hien-nhu-the-nao--8314-1677302889.jpg

nếu sợ thì chúng đã không làm và trên thế gian này sẽ không ai phải chịu tội. Nói chung tội phạm sẽ là những đứa không sợ trời, không sợ đất, làm mọi thứ mà không nghĩ đến hậu quả, cho nên chúng mới dám làm những điều man rợ như thế. Vả lại kẻ phạm tội cũng đâu muốn bị bắt, sau khi phạm tội chúng thường trốn chạy, chỉ khi bị truy nã và tìm ra tung tích thì chúng buộc phải ra đầu thú thôi. Nói chung chúng cũng không muốn chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.https://cdn.noron.vn/2023/02/25/138832445713993049-1677333842.jpg