Tại sao Beethoven bị điếc nhưng vẫn sáng tác được nhạc?

  1. Khoa học

Từ khóa: 

khoa học

Ngay từ khi còn trẻ, lúc chưa bị điếc, khả năng cảm âm và tưởng tượng của Beethoven đã rất tốt, ông có khả năng viết xong 1 bản nhạc mà không cần nghe hết phẩm của mình.

Kỹ năng này thật ra không hiếm với những nhạc sỹ giỏi. Hầu như họ không thể có tất cả các nhạc cụ trong giàn nhạc giao hưởng ở cạnh, giả sử là có và họ có khả năng chơi hết tất cả các nhạc cụ thì cũng không thể nào hát được một giọng nữ cao, nên đương nhiên họ phải tưởng tượng rồi.

Lấy ví dụ như Mozart, ông nổi tiếng là người viết nhạc sạch như in, nghĩa là ông viết 1 lần là không phải biên tập hay viết lại (đúng là người nhà trời), điều này cũng chứng tỏ ông có thể nghe chính xác những âm thanh mà ông viết ra trước cả khi ông được nghe chúng biểu diễn.

Trả lời

Ngay từ khi còn trẻ, lúc chưa bị điếc, khả năng cảm âm và tưởng tượng của Beethoven đã rất tốt, ông có khả năng viết xong 1 bản nhạc mà không cần nghe hết phẩm của mình.

Kỹ năng này thật ra không hiếm với những nhạc sỹ giỏi. Hầu như họ không thể có tất cả các nhạc cụ trong giàn nhạc giao hưởng ở cạnh, giả sử là có và họ có khả năng chơi hết tất cả các nhạc cụ thì cũng không thể nào hát được một giọng nữ cao, nên đương nhiên họ phải tưởng tượng rồi.

Lấy ví dụ như Mozart, ông nổi tiếng là người viết nhạc sạch như in, nghĩa là ông viết 1 lần là không phải biên tập hay viết lại (đúng là người nhà trời), điều này cũng chứng tỏ ông có thể nghe chính xác những âm thanh mà ông viết ra trước cả khi ông được nghe chúng biểu diễn.

Họ đâu bị mất tất cả chỉ mât âm thanh thôi mà, bạn có thể hiểu đơn giản là, khi chúng ta bị mất 1 bộ phận quan trong nào đó như, mắt hoặc mũi tai thì các giác quan khác, sẽ phát triển ví dụ người mù người ta giác quan của họ phát triển rất mạnh âm thanh xúc giác ngửi mùi rất nhạy.

Cái này là do nhạc cảm. Bethoveen không bị điếc bẩm sinh mà cụ vẫn nghe được rồi thính lực mới dần dần mất đi. Tức là bản thân Bethoveen vẫn có những cảm nhận cơ bản về âm thanh. Ngay cả khi bị điếc thì chỉ là cụ không nghe được chứ âm thanh vẫn chạy trong đầu cụ. Ngoài ra, bản thân Bethoveen là một thiên tài âm nhạc có một không hai trên đời, đây là một ca vô tiền khoáng hậu trong lịch sử âm nhạc. Trong giai đoạn bị điếc, cụ sáng tác hoàn toàn bằng việc nghĩ về âm thanh trong đầu và nhìn vào nốt nhạc trên khuông nhạc.

Mình cũng có đọc một bài báo trên CNN về huyền thoại Beethoven cắn 1 cọng dây thép để nghe tiếng qua xương, như kiểu ngày xưa trẻ con hay dùng ống lon nối dây để làm điện thoại, thì ở đây ông dùng chính xương sọ của mình để làm cái ống lon đó.

Nhưng mình ko thấy bài viết đó dẫn nguồn từ đâu cả, mà cũng chưa đọc ở đâu có vụ đó nên kể cho vui chứ ko chắc có thật hay không nha.

Mình đọc được trong chương 3 Nguồn cội của Dan Brown cũng có nói đấy