Mối quan hệ giữa truyền thông xã hội và báo chí truyền thống là mối quan hệ tương hỗ

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Bên cạnh nhưng kênh truyền thống, thực tế truyền thông xã hội đóng một vai trò quan trọng: Một là, truyền thông xã hội là nơi cung cấp thông tin, đề tài một cách rộng rãi giúp nhà báo chuyên nghiệp cũng như không chuyên nghiệp nhận diện, phát hiện được vấn đề đang nổi lên, đang diễn ra, sau khi đã thẩm định độ chính xác của nó rồi sử dụng cho những bài báo của mình phục vụ công chúng. Ta thấy, thời gian qua rất nhiều sự việc được tung lên mạng xã hội, cư dân mạng bàn tán xôn xao về những vấn đề này, các cơ quan báo chí kịp thời xác minh và có những bài viết phê phán những hành động tiêu cực, động viên khích lệ, biểu dương những hành vi tích cực góp phần làm thay đổi hành vi ứng xử giữa con người với con người , con người với tự nhiên và con người với xã hội. Từ mạng xã hội, với những thao tác, kỹ năng nghiệp vụ, các nhà báo nhận diện được những tin tức nào, vấn đề nào tạo ra sự gắn bó với người đọc có thời gian tồn tại lâu hơn để cung cấp các tin tức khác liên quan cho độc giả. Mới đây, một chuyên gia nước ngoài thống kê, có tới 75% phóng viên thấy blog hữu ích để phát triển ý tưởng, giúp họ nhìn nhận đa chiều và sâu sắc hơn, 21% trong số họ bỏ ra mỗi ngày một tiếng để đọc blog và trong 16% số đó có blog riêng. Càng gần hiện nay, công chúng càng thừa nhận sự nhanh nhạy của mạng xã hội và coi nó là người bạn đồng hành của báo chí trong cuộc đua cập nhật thông tin. Và cũng có nhiều yếu tố cho rằng trong chừng mực nào đó, truyền thông xã hội “ dẫn dắt” xu hướng thông tin của báo chí. Hai là, thông qua truyền thông xã hội, thông tin từ báo chí được rỗng rải theo cấp số nhân. Tất nhiên, thông qua sự quảng bá của truyền thông xã hội, nếu những thông tin có chất lượng, lập luận khoa học, sắc bén được người đọc thừa nhận… thì thương hiệu của tờ báo, uy tín của các nhà báo được nâng lên. Nếu truyền thông xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận về một bài báo nào đó thì đây sẽ là một kênh có hiệu ứng lan truyền nhanh, mạnh nhất, tới được độc giả gấp nhiều lần so với việc nó chỉ được đăng trên trang báo chính thức của nó. Bởi lẽ thông tin đối với cư dân mạng là cấp số nhân, khi nó gửi cho nhau, đọc lẫn nhau và cùng nhau thảo luận sẽ tạo ra làn sóng tin tức. Thường bạn bè dễ tin nhau vì thế hiệu quả thông tin của bài báo càng cao. Ba là, truyền thông xã hội là kênh tương tác giữa báo chí với độc giả, làm thay đổi quy trình làm báo truyền thống. Thực tế hiện nay cho thấy, mạng xã hội là môi trường cung cấp, truyền bá và tương tác thông tin. Phóng viên báo chí là cư dân mạng xã hội sẽ có điều kiện nắm bắt, cập nhật thông tin; toàn soạn tương tác để nắm bắt dư luận. Như vậy, với sự có mặt của truyền thông xã hội góp phần làm cho nhà báo, tờ báo gần gũi với độc giả, đối thoại trực tiếp với người đọc. Đây là nét mới so với cung cách làm báo truyền thống. Trước đây, tờ báo và nhà báo cung cấp thông tin cho độc giả, ít nắm được sự mong muốn được chia sẽ, được đối thoại của người đọc. Ngày nay, mọi người đều có thể tạo ra và lan truyền tin tức họ muốn chia sẽ, được cùng nhiều người bàn thảo, thậm chí muốn tạo nên dư luận xã hội. Như vậy, việc cung cấp thông tin và cả việc bình luận về thông tin không còn là độc quyền của nhà báo. Và lẽ đương nhiên đó đã tác động làm cho nghề báo truyền thống phải thay đổi và thay đổi cả sự chờ đợi của độc giả vào nhà báo; nhà báo thấy rõ lợi ích trong việc đối thoại với người đọc thông qua truyền thông xã hội. Rõ ràng với sự phát triển ngày càng rộng rãi của truyền thông xã hội đã tạo điều kiện cũng như đòi hỏi sự thay đổi quy trình tác nghiệp truyền thống của nhà báo, giúp họ có được tin tức nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian hơn. Đồng thời truyền thông xã hội nói chung, blog nói riêng sẽ là nơi tập luyện cho những ai muốn trở thành những cây viêt. Đối với mạng xã hội, báo chí có vai trò hết sức quan trọng. Trước hết là báo chí tiếp nhận , lựa chọn, kiểm chứng và “chính thống “ thông tin trên mạng xã hội. Đó là khi những thông tin trên truyền thông xã hội được nhà báo tiếp cận , lựa chọn , kiểm chứng rồi đăng tải lên trên báo chí sẽ là, thông tin đó , vấn đề đó được “ chính thống hóa’’ và đương nhiên nó sẽ có được mức độ tin cậy cao hơn. Những người đưa thông tin lên mạng phải nhận thức và thấy rõ : trung thực là đạo đức, hành vi đúng đắn là thước đo nhân cách của chủ thể hành vi trong cộng đồng, và chỉ có như vậy họ mới tồn tại lành mạnh, bền vững trong xã hội. Đối với những thông tin trên mạng, báo chí cần kịp thời biểu dương, cổ vũ những thông tin ; phê phán , lên án những thông tin sai và giải tỏa bằng những thông tin chính xác của mình. Hai là, báo chí góp phần “ định hướng ” thông tin trên mạng xã hội. Nếu các nhà báo , các cơ quan báo chí nhanh nhạy nắm bắt và cung cấp thông tin về những vụ việc, vấn đề đang được xã hội quan tâm, giúp người đọc thấy được bản chất vấn đề, sự thật vụ việc thì chắc chắn nó sẽ được các thành viên mạng xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận , từ đó sẽ tạo ra được làn song thông tin mà báo chí là nguồn, lan tỏa nhanh chóng trong xã hội . Vì thế , báo chí góp phần định hướng thông tin, vấn đề được thảo luận, chia sẻ trên truyền thông xã hội. Ba là, trách nhiệm của cơ quan báo chí khi sử dụng thông tin trên truyền thông xã hội. Thực tế truyền thông xã hội hoàn toàn mang tính cá nhân, nội dung thông tin dàn trải, vụn vặt nhiều vấn đề, từ đời tư một nhân vật nào đó, một sự việc cụ thể ngoài xã hội, tới cả những lời kêu gọi, cuộc vận động của một cá nhân , nhóm người thuộc mạng xã hội trước một vấn đề, một sự việc nào đó của xã hội… Thông tin trên mạng xã hội có nhiều dạng: loại có bài , có tin mô tả trung thực, loại phản ánh một chiều , hoặc thiếu đầy đủ, loại không có mục đích rõ rang, thậm chí có loại mang mục tiêu xuyên tạc, bôi nhọ, lừa đảo. Đó là tình trạng chung của mạng xã hội trên toàn thế giới. Tuy vậy, tới nay, thông tin trên mạng xã hội đều thiếu được kiểm chứng và người đưa tin cũng chưa chịu sự chế tài nào của một đạo luật, một quy định nào mang tính pháp lý. Và thực tế việc xử lý những thông tin không đúng sự thật, thậm chí những thông tin bôi nhọ, nói xấu, hạ bệ có động cơ, mục đích xấu, lừa đảo.. trên mạng xã hội trong những năm vừa qua chưa được xử lí nghiêm chỉnh, kịp thời.
Trả lời
Bên cạnh nhưng kênh truyền thống, thực tế truyền thông xã hội đóng một vai trò quan trọng: Một là, truyền thông xã hội là nơi cung cấp thông tin, đề tài một cách rộng rãi giúp nhà báo chuyên nghiệp cũng như không chuyên nghiệp nhận diện, phát hiện được vấn đề đang nổi lên, đang diễn ra, sau khi đã thẩm định độ chính xác của nó rồi sử dụng cho những bài báo của mình phục vụ công chúng. Ta thấy, thời gian qua rất nhiều sự việc được tung lên mạng xã hội, cư dân mạng bàn tán xôn xao về những vấn đề này, các cơ quan báo chí kịp thời xác minh và có những bài viết phê phán những hành động tiêu cực, động viên khích lệ, biểu dương những hành vi tích cực góp phần làm thay đổi hành vi ứng xử giữa con người với con người , con người với tự nhiên và con người với xã hội. Từ mạng xã hội, với những thao tác, kỹ năng nghiệp vụ, các nhà báo nhận diện được những tin tức nào, vấn đề nào tạo ra sự gắn bó với người đọc có thời gian tồn tại lâu hơn để cung cấp các tin tức khác liên quan cho độc giả. Mới đây, một chuyên gia nước ngoài thống kê, có tới 75% phóng viên thấy blog hữu ích để phát triển ý tưởng, giúp họ nhìn nhận đa chiều và sâu sắc hơn, 21% trong số họ bỏ ra mỗi ngày một tiếng để đọc blog và trong 16% số đó có blog riêng. Càng gần hiện nay, công chúng càng thừa nhận sự nhanh nhạy của mạng xã hội và coi nó là người bạn đồng hành của báo chí trong cuộc đua cập nhật thông tin. Và cũng có nhiều yếu tố cho rằng trong chừng mực nào đó, truyền thông xã hội “ dẫn dắt” xu hướng thông tin của báo chí. Hai là, thông qua truyền thông xã hội, thông tin từ báo chí được rỗng rải theo cấp số nhân. Tất nhiên, thông qua sự quảng bá của truyền thông xã hội, nếu những thông tin có chất lượng, lập luận khoa học, sắc bén được người đọc thừa nhận… thì thương hiệu của tờ báo, uy tín của các nhà báo được nâng lên. Nếu truyền thông xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận về một bài báo nào đó thì đây sẽ là một kênh có hiệu ứng lan truyền nhanh, mạnh nhất, tới được độc giả gấp nhiều lần so với việc nó chỉ được đăng trên trang báo chính thức của nó. Bởi lẽ thông tin đối với cư dân mạng là cấp số nhân, khi nó gửi cho nhau, đọc lẫn nhau và cùng nhau thảo luận sẽ tạo ra làn sóng tin tức. Thường bạn bè dễ tin nhau vì thế hiệu quả thông tin của bài báo càng cao. Ba là, truyền thông xã hội là kênh tương tác giữa báo chí với độc giả, làm thay đổi quy trình làm báo truyền thống. Thực tế hiện nay cho thấy, mạng xã hội là môi trường cung cấp, truyền bá và tương tác thông tin. Phóng viên báo chí là cư dân mạng xã hội sẽ có điều kiện nắm bắt, cập nhật thông tin; toàn soạn tương tác để nắm bắt dư luận. Như vậy, với sự có mặt của truyền thông xã hội góp phần làm cho nhà báo, tờ báo gần gũi với độc giả, đối thoại trực tiếp với người đọc. Đây là nét mới so với cung cách làm báo truyền thống. Trước đây, tờ báo và nhà báo cung cấp thông tin cho độc giả, ít nắm được sự mong muốn được chia sẽ, được đối thoại của người đọc. Ngày nay, mọi người đều có thể tạo ra và lan truyền tin tức họ muốn chia sẽ, được cùng nhiều người bàn thảo, thậm chí muốn tạo nên dư luận xã hội. Như vậy, việc cung cấp thông tin và cả việc bình luận về thông tin không còn là độc quyền của nhà báo. Và lẽ đương nhiên đó đã tác động làm cho nghề báo truyền thống phải thay đổi và thay đổi cả sự chờ đợi của độc giả vào nhà báo; nhà báo thấy rõ lợi ích trong việc đối thoại với người đọc thông qua truyền thông xã hội. Rõ ràng với sự phát triển ngày càng rộng rãi của truyền thông xã hội đã tạo điều kiện cũng như đòi hỏi sự thay đổi quy trình tác nghiệp truyền thống của nhà báo, giúp họ có được tin tức nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian hơn. Đồng thời truyền thông xã hội nói chung, blog nói riêng sẽ là nơi tập luyện cho những ai muốn trở thành những cây viêt. Đối với mạng xã hội, báo chí có vai trò hết sức quan trọng. Trước hết là báo chí tiếp nhận , lựa chọn, kiểm chứng và “chính thống “ thông tin trên mạng xã hội. Đó là khi những thông tin trên truyền thông xã hội được nhà báo tiếp cận , lựa chọn , kiểm chứng rồi đăng tải lên trên báo chí sẽ là, thông tin đó , vấn đề đó được “ chính thống hóa’’ và đương nhiên nó sẽ có được mức độ tin cậy cao hơn. Những người đưa thông tin lên mạng phải nhận thức và thấy rõ : trung thực là đạo đức, hành vi đúng đắn là thước đo nhân cách của chủ thể hành vi trong cộng đồng, và chỉ có như vậy họ mới tồn tại lành mạnh, bền vững trong xã hội. Đối với những thông tin trên mạng, báo chí cần kịp thời biểu dương, cổ vũ những thông tin ; phê phán , lên án những thông tin sai và giải tỏa bằng những thông tin chính xác của mình. Hai là, báo chí góp phần “ định hướng ” thông tin trên mạng xã hội. Nếu các nhà báo , các cơ quan báo chí nhanh nhạy nắm bắt và cung cấp thông tin về những vụ việc, vấn đề đang được xã hội quan tâm, giúp người đọc thấy được bản chất vấn đề, sự thật vụ việc thì chắc chắn nó sẽ được các thành viên mạng xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận , từ đó sẽ tạo ra được làn song thông tin mà báo chí là nguồn, lan tỏa nhanh chóng trong xã hội . Vì thế , báo chí góp phần định hướng thông tin, vấn đề được thảo luận, chia sẻ trên truyền thông xã hội. Ba là, trách nhiệm của cơ quan báo chí khi sử dụng thông tin trên truyền thông xã hội. Thực tế truyền thông xã hội hoàn toàn mang tính cá nhân, nội dung thông tin dàn trải, vụn vặt nhiều vấn đề, từ đời tư một nhân vật nào đó, một sự việc cụ thể ngoài xã hội, tới cả những lời kêu gọi, cuộc vận động của một cá nhân , nhóm người thuộc mạng xã hội trước một vấn đề, một sự việc nào đó của xã hội… Thông tin trên mạng xã hội có nhiều dạng: loại có bài , có tin mô tả trung thực, loại phản ánh một chiều , hoặc thiếu đầy đủ, loại không có mục đích rõ rang, thậm chí có loại mang mục tiêu xuyên tạc, bôi nhọ, lừa đảo. Đó là tình trạng chung của mạng xã hội trên toàn thế giới. Tuy vậy, tới nay, thông tin trên mạng xã hội đều thiếu được kiểm chứng và người đưa tin cũng chưa chịu sự chế tài nào của một đạo luật, một quy định nào mang tính pháp lý. Và thực tế việc xử lý những thông tin không đúng sự thật, thậm chí những thông tin bôi nhọ, nói xấu, hạ bệ có động cơ, mục đích xấu, lừa đảo.. trên mạng xã hội trong những năm vừa qua chưa được xử lí nghiêm chỉnh, kịp thời.