Tại sao bóng đá không phải là môn thể thao vua của Mỹ?

  1. Thể thao

Mình để ý thấy người Mỹ dù dẫn đầu trào lưu âm nhạc đến nhiều khía cạnh văn hóa-thể thao khác nhau nhưng lại không thích bóng đá - một môn thể thao vua. Thay vào đó họ cực thích bóng rỗ và bộ môn này thậm chí đã tạo nên một làn sóng văn hóa đến cách ăn mặc tại quốc gia xứ cờ hoa. Lý do vì sao vậy mọi người???
Từ khóa: 

thể thao

Ở Mỹ số lượng người chơi bóng rổ chiếm số lượng lớn nhất với khoảng gần 25 triệu người, gần gấp đôi so với số lượng người chơi bóng đá. “Môn thể thao vua” đang lép vế so với bóng rổ trên đất Mỹ vì:

1. Mỹ sáng tạo ra bóng rổ

Với một quốc gia mà các môn thể thao bản sắc từ lâu đã ăn sâu vào tâm trí người dân như bóng rổ hay bóng bầu dục thì những môn thể thao tới sau như bóng đá thực sự không có nhiều cơ hội trở nên phổ biến.

2. Bản sắc Mỹ trong bóng rổ: Người ta thường nói, bóng đá có Pele, đua xe có Michael Schumacher thì bóng rổ có Michael Jordan – một người Mỹ. Dù là về chính trị hay kinh tế thì nước Mỹ cũng luôn muốn là số 1, phân biệt họ với phần còn lại của thế giới, và thể thao cũng không nằm ngoài tư tưởng đó.

3. Các giải đấu bóng rổ Mỹ diễn ra liên tục

Giải bóng rổ nhà nghề Mỹ kéo dài có thể đến 9 tháng (từ tháng 10 đến tháng 7 năm tiếp theo), các đội bóng thi đấu liên tục 2-3 trận/tuần,người dân có nhiều cơ hội hơn được thưởng thức những trận đấu của đội bóng mình yêu thích hơn nhiều so với bóng đá.

4. Những bản sắc trong môn bóng rổ

Bóng rổ là môn thể thao với thời gian tính bằng giây, kết hợp tất cả các yếu tố sức mạnh, dẻo dai và nhanh nhẹn. Sự công bằng và trong sạch của cuộc chơi luôn được bảo vệ bởi các trọng tài cũng là 1 trong những điểm mạnh của bóng rổ giúp cho người hâm mộ luôn được chứng kiến những trận đấu ở chất lượng cao nhất, còn bóng đá thì không được như vậy. Bóng rổ là cuộc chơi tấn công liên tục, luôn khiến khán giả được tận hưởng thể thao đỉnh cao với những khoảnh khắc cá nhân xuất thần.

Trả lời

Ở Mỹ số lượng người chơi bóng rổ chiếm số lượng lớn nhất với khoảng gần 25 triệu người, gần gấp đôi so với số lượng người chơi bóng đá. “Môn thể thao vua” đang lép vế so với bóng rổ trên đất Mỹ vì:

1. Mỹ sáng tạo ra bóng rổ

Với một quốc gia mà các môn thể thao bản sắc từ lâu đã ăn sâu vào tâm trí người dân như bóng rổ hay bóng bầu dục thì những môn thể thao tới sau như bóng đá thực sự không có nhiều cơ hội trở nên phổ biến.

2. Bản sắc Mỹ trong bóng rổ: Người ta thường nói, bóng đá có Pele, đua xe có Michael Schumacher thì bóng rổ có Michael Jordan – một người Mỹ. Dù là về chính trị hay kinh tế thì nước Mỹ cũng luôn muốn là số 1, phân biệt họ với phần còn lại của thế giới, và thể thao cũng không nằm ngoài tư tưởng đó.

3. Các giải đấu bóng rổ Mỹ diễn ra liên tục

Giải bóng rổ nhà nghề Mỹ kéo dài có thể đến 9 tháng (từ tháng 10 đến tháng 7 năm tiếp theo), các đội bóng thi đấu liên tục 2-3 trận/tuần,người dân có nhiều cơ hội hơn được thưởng thức những trận đấu của đội bóng mình yêu thích hơn nhiều so với bóng đá.

4. Những bản sắc trong môn bóng rổ

Bóng rổ là môn thể thao với thời gian tính bằng giây, kết hợp tất cả các yếu tố sức mạnh, dẻo dai và nhanh nhẹn. Sự công bằng và trong sạch của cuộc chơi luôn được bảo vệ bởi các trọng tài cũng là 1 trong những điểm mạnh của bóng rổ giúp cho người hâm mộ luôn được chứng kiến những trận đấu ở chất lượng cao nhất, còn bóng đá thì không được như vậy. Bóng rổ là cuộc chơi tấn công liên tục, luôn khiến khán giả được tận hưởng thể thao đỉnh cao với những khoảnh khắc cá nhân xuất thần.

Có nhiều lý do mà có lẽ lý do chính là ng Mỹ hoặc do ko thích các môn thể thao ngoại nhập, ưu tiên các môn thể do ng Mỹ phát minh như bóng rổ, bóng chày, bóng bầu dục kiểu Mỹ,.... các môn này ở Mỹ phát triển rất mạnh.

hoặc là muốn bỏ qua các văn hoá Anh, mẫu quốc cũ, như đi xe bên phải thay vì bên trái, mặt dù từng là thuộc địa Anh.

Lý do nữa là ng Mỹ rất tệ các môn dùng chân, các môn ng Mỹ phát minh đều dùng tay hoặc tay chân kết hợp.

Có lý do nữa ko biết thật hay ko là ng Mỹ ko thích khoe đầu gối, nên các môn trên bóng rổ là quần ngắn nhất nhưng cũng khá dài, gần như phủ hết gối.

Nói chung do văn hoá khác, ko tương thích nên bóng đá ít phát triển vậy.