Tại sao chúng ta thích mặc cả với những bà bán rau nhưng sẵn sàng chi trả vài triệu đồng cho những món đồ đắt giá hoặc tip?

  1. Phong cách sống

Từ khóa: 

phong cách sống

Vấn đề không phải đắt rẻ. Vấn đề là không ai muốn mình bị lừa. Đơn giản vậy thôi.

Trả lời

Vấn đề không phải đắt rẻ. Vấn đề là không ai muốn mình bị lừa. Đơn giản vậy thôi.

Vì đi chợ nếu không trả giá thường mình sẽ bị mua hố

Còn đi nhà hàng giá cả đã ghi sẵn trong menu mình tham khảo kĩ mới chọn. Nếu thấy dịch vụ phục vụ tốt chúng ta tip cho nhân viên vì chúng ta hài lòng với dịch vụ họ cung cấp cho mình ^^

1. Tại sao lại dùng từ "chúng ta". Chắc hẳn ai cũng vậy ?

2. Hiện nay các tiểu thương thường nâng giá của mình lên cao gấp bội để kiếm lời và bù trừ cho những ngày thiệt hại, đi chợ chào giá đôi dép tổ ong 120k, trả đến 30k vẫn bán.

3. Các món đồ, dịch vụ có thể đắt nhưng khiến người dùng hài lòng sẽ ủng hộ cho món đồ và dịch bụ đó. Nếu dịch vụ hay món đồ đó không tốt thì chẳng ai thèm bỏ tiền ra cả. Như hôm mình đi grap thì anh tài sế rất nhiệt tình chuyện trò với mình và có nhiều chia sẻ giữa anh với mình, đến nơi địa chỉ trên bản đồ sai thì anh nói lên đi, anh hỏi đường rồi chở em tới tận nơi cách 300m. Giá 22000 mình đưa anh 25000 và nói không cần thối đâu, cảm ơn anh rất nhiều.

4. Có vài người thích thể hiện bản thân trước mặt người khác như các bà mẹ, anh chàng công tử nhà giàu hay khá nghèo nhưng thể hiện với bạn bè là nhà mình cũng khá giả.

5. Và còn nhiều điều khác nữa..

+ Do thói quen, đi chợ là phải trả giá, nhà hàng thì giá niêm yết, ko thể trả. Nói thật là mấy cô bán rau mà cũng niêm yết giá và bán theo giá niêm yết thì sẽ chẳng ai trả (có thể vì chẳng ai mua) 😂😂

+ Thể hiện bản thân, vâng, muôn thuở.

+ Hài lòng vì dịch vụ. 

+ Cái này có lẽ do tâm lý thích chèn ép ng dưới mình và quỵ lụy những ng trên mình. Cái này thuộc về bản năng rồi của con người.

như một thói quen