Tại sao có những bạn học giỏi vật lý nhưng lại không giỏi toán, hoặc giỏi hoá nhưng không giỏi lý?

  1. Khoa học

Mình thấy trong lớp mình có mấy bạn như vậy:

  • Giỏi lý nhưng không giỏi toán
  • Giỏi hoá nhưng không giỏi toán, hoặc giỏi hoá nhưng không giỏi lý

Trong khi đây đều là những môn tự nhiên?

Từ khóa: 

vật lý

,

hoá học

,

toán học

,

học sinh

,

môn học

,

khoa học

Nếu học phổ thông thì bạn có thể giỏi lý nhưng không cần giỏi toán, nhưng nếu học chuyên ngành vật lý cao cấp thì điều đó là không thể.
Muốn học cao về lý bắt buộc yếu tố đầu tiên là phải giỏi toán trước.
Trả lời
Nếu học phổ thông thì bạn có thể giỏi lý nhưng không cần giỏi toán, nhưng nếu học chuyên ngành vật lý cao cấp thì điều đó là không thể.
Muốn học cao về lý bắt buộc yếu tố đầu tiên là phải giỏi toán trước.

Haha trường hợp 2 đây, trùm hóa nhưng kém toán, lý thì ko nổi trội nhưng cũng ko tệ chút nào.

Bản thân thì thấy mình giỏi hóa do ham thích, hóa và cả lý có tính thực hành cao. Còn toán thì nặng về lý thuyết, công thức, các dạng toán. Lý hóa tuy cũng có nhưng ko quá nhiều.

Ngay cả trong môn toán thì phần hình học mình cũng tốt hơn đại số, vì mình tự thấy có thể hình dung các hình dạng, kể cả phẳng và không gian (nên đại học học họa hình với vẽ kỹ thuật rất tốt)

Còn đại số thì thôi, nhìu số quá chóng mặt, rồi công thức, dạng toán, mình có khả năng nhớ kém, nên cực kỳ dễ nhầm lẫn, chơi sodoku còn bị nhầm trùng số mà.

Có lẽ do vậy mà mình khá kém môn đại số.

Nếu là ở phổ thông bình thường thì giỏi lý hoặc giỏi hoá có thể không giỏi toán vì khi đó trình độ vật lý và hoá học nằm ở mức nhận dạng và hiểu là hết. Còn nếu là phổ thông chuyên thì lại khác đó bạn, phổ thông chuyên thì bạn sẽ tiếp cận đến các vấn đề sâu xa, thậm chí còn khiếp hơn nhưng chưa cao, nhiều bạn phổ thông chuyên lớp 11 đã biết đến cách tính phương trình vi phân, đạo hàm riêng, tích phân bội rồi. Còn khi học lên cao hơn nữa, đi sâu vào các lĩnh vực khoa học khác nhau thì bắt buộc 1 điều là bạn phải có nển tảng toán học vững chắc và phải thật giỏi, vì khi đó, bạn đụng chạm đến rất nhiều về toán. Toán là công cụ, là đồ chơi cho các bộ môn khoa học khác. Với toán học, vật lý có thể đùa giỡn với những kiến thức thú vị như lý thuyết trường điện từ, lý thuyết chất rắn, lý thuyết bán dẫn, lý thuyết hệ thấp chiều, lý thuyết nhóm, lý thuyết hệ nhiều hạt, hàm suy rộng, hàm green, cơ lý thuyết, cơ lượng tử, vật lý thống kê, điện động lực,... Với toán học, hoá học có thể hiểu sâu xa hơn với các kiến thức như hoá lượng tử, hoá phân tích, hoá tính toán, động học điện hoá, hoá lý,...Và nhiều ngành khác nữa

Tôi chỉ hứng thú với tiền tình và quyền lực còn lại thì ko mấy để ý.hi

Cũng như giữa tiếng Anh và tiếng Pháp... 

Nếu học tiếng Pháp trước thì sau đó học tiếng Anh sẽ rất dễ dàng... ( Bởi vì tiếng Pháp khó hơn tiếng Anh)

Còn nếu học tiếng Anh trước thì sau đó mới học tiếng Pháp sẽ thấy rằng tiếng Pháp rất khó.....