Tại sao người ta lại li dị nếu đã có thể ''chịu đựng'' nhau sau hàng chục năm trời?

  1. Tình yêu

Đây là điều mà mình rất thắc mắc: nếu đã chịu đựng nhau được đến hàng chục năm trời, sao cuối cùng còn phải li dị làm gì???

Từ khóa: 

kết hôn

,

li dị

,

hôn nhân

,

chịu đựng

,

chia tay

,

tình yêu

Bố mẹ mình sống với nhau gần 40 năm trời, chịu đựng nhau mấy chục năm như vậy, và bây giờ mình chỉ ước bố mẹ ly dị. Quãng đời còn lại dài lắm, không lẽ chỉ vì sợ điều tiếng xã hội, sợ con cái không có gia đình trọn vẹn mà phải khổ sở, dày vò nhau đến cuối đời. Mong ước có một gia đình hạnh phúc đã k còn nữa, sau bao cố gắng vun vén thì mình buông xuôi rồi. Giờ chỉ mong bố mẹ giải thoát cho nhau, để mỗi ngày mình k phải chứng kiến những trận cãi vã, đay nghiến, trì chiết nhau, để mỗi ngày nc mắt mình k phải rơi, để...Giá như bố mẹ ly dị thì đã có nhiều người được hạnh phúc.
Trả lời
Bố mẹ mình sống với nhau gần 40 năm trời, chịu đựng nhau mấy chục năm như vậy, và bây giờ mình chỉ ước bố mẹ ly dị. Quãng đời còn lại dài lắm, không lẽ chỉ vì sợ điều tiếng xã hội, sợ con cái không có gia đình trọn vẹn mà phải khổ sở, dày vò nhau đến cuối đời. Mong ước có một gia đình hạnh phúc đã k còn nữa, sau bao cố gắng vun vén thì mình buông xuôi rồi. Giờ chỉ mong bố mẹ giải thoát cho nhau, để mỗi ngày mình k phải chứng kiến những trận cãi vã, đay nghiến, trì chiết nhau, để mỗi ngày nc mắt mình k phải rơi, để...Giá như bố mẹ ly dị thì đã có nhiều người được hạnh phúc.

Ly dị là điểm bùng nổ khoảnh khắc sau thời gian (chục năm ví dụ) trở trăn, lạnh lùng, chịu đựng cảnh:

Cơm không lành canh không ngọt. Đồng sàng, dị mộng.

Của những cặp vợ chồng vốn rất thương yêu nhau thuở ban đầu.

Lý do thì đã có nhiều bài viết nói đến rồi. Ở đây là cảm nhận của một người đứng ngoài, khách quan thì:

Những cặp vợ chồng li dị là những người mất mát đi rất nhiều khi phải trở lại cs độc thân, con cái thiếu đi sự đầm ấm của gia đình, kinh tế cũng sẽ chia đôi chia ba.

Những người đáng thương, có lẽ vậy.