Tại sao con người lại hứng thú với vật chất?

  1. Tâm lý học

Tại sao thời đại này trong những kệ nhà sách bán chạy nhất là những loại sách nghiêng về thành công ? Con người thời đại này như bị tẩy não hết ấy, rồi người bị tẩy não tiếp tục đi tẩy não người khác, đi tuyên truyền về thành công. Trong suy nghĩ của mình cứ luôn tự hỏi. Chúng ta hứng thú với vật chất thế sao ? (Thật ra bản thân có chút nghiêng về duy tâm hơn duy vật). Bây giờ bản thân có chút chia sẽ phân tích non nớt về suy nghĩ tâm lí hứng thú về vật chất của con người, mong mọi người góp ý !

Nhìn thấy mọi người cứ luôn muốn kiếm thật nhiều tiền, thật nhiều, bản thân cứ luôn suy nghĩ tại sao chúng ta lại có tư duy đó. Và bản thân tự đúc kết liều lĩnh rằng "thật ra tâm lí đó xuất hiện chỉ muốn che đậy thứ gì đó". Dùng vật chất để che đậy, đắp lên những vết thương, những vết thương mà ta vô tình mang phải trong cuộc sống bươn chải hằng ngày. Nhưng phải đắp bao nhiêu mới lành lặn chứ, vì nó chẳng phải căn nguyên của vấn đề. Ví dụ tâm trạng bạn bực bội, bạn đi shopping, khoác lên mình những bộ đồ hiệu (hoặc chỉ cần đẹp), và cùng vài sự cộng hưởng từ lời khen ngợi của người khác, thế là bạn xua tan được mọi bực bội, áp lực mình mắc phải, nhưng nhanh chóng bực bội lại kéo đến bạn lại phải đi shopping. Nhưng tại sao chúng ta lại chọn vật chất để chữa lành vết thương ? _ Vì nó dễ dàng hơn, dễ chạm tới hơn, dễ nhìn thấy hơn, và cùng với sự tham vọng, mong muốn vốn có cũng tâm lí mỗi người. Và thế nó trở thành thói quen thịnh hành. Mọi người thường chọn hướng né tránh, rồi dùng thứ vật chất khác thay thế cho u khuất mình mắc phải, nhưng mọi người đâu ngờ nó không mất đi, mà chỉ ở đó, và nén lại chờ ngày nổ tung. Nếu chúng ta chọn việc giải quyết bằng tình người, tình yêu, lòng bao dung, vị tha sẽ khác, nhưng nó vốn chẳng dễ dàng thực hiện, vì thế mọi người thường rời xa nó. Và cứ thế, tiến triển, hiện hữu lên thế giới hy hoàng ngày nay, nhưng bao bọc trong nó là sự nổi loạn, u khuất về tinh thần, nội tâm, và với tôi nó vô vị, trống rỗng. Và cứ thế ngày qua ngày. Trích từ một sách: "Thứ trôi đi không phải thời gian, mà là con người !".

MONG MỌI NGƯỜI GÓP Ý !

Từ khóa: 

tâm lý học

Mình thấy đâu phải chỉ có vậy. Vật chất nó ko chỉ chữa lành vết thương mà trước hết nó có thể đảm bảo cho mọi nhu cầu cơ bản của con người. Ăn, có tiền ko thiếu ăn, uống, có tiền ko khát nước, ngủ, có tiền thì có chỗ ngủ tốt, nghỉ, có tiền ko làm lụng cực thân. Thậm chí có tiền ko thiếu s*x, ko để vuột mất tình yêu,... Ngoài ra, thì có nhiều tiền thì lại càng có thể thỏa mãn những nhu cầu nâng cao như vui chơi, khám phá,... Và cả việc đứng trên người khác nữa, có tiền, có quyền. Vậy thì bảo sao người ta ko hứng thú với vật chất. Đó là bản năng chứ chẳng phải do cái gì tạo ra. Ngay con vật cũng chiếm cứ lãnh địa, cũng tranh giành miếng thịt ngon, đó cũng là hứng thú với vật chất, chỉ là ở thầm thấp mà thôi.

Nên chăng, tại sao con người hứng thú với vật chất, vì đó là bản năng. Nếu ko có bản năng đó, loài người sẽ chẳng bước qua thời kỳ Công xã nguyên thủy để chuyển sang chế độ Chiếm hữu nô lệ rồi phát triển đến mức như ngày nay. Không hứng thú với vật chất, chẳng còn là con người nữa, mà chỉ hoặc là Thánh nhân hoặc là thằng điên.

Trả lời

Mình thấy đâu phải chỉ có vậy. Vật chất nó ko chỉ chữa lành vết thương mà trước hết nó có thể đảm bảo cho mọi nhu cầu cơ bản của con người. Ăn, có tiền ko thiếu ăn, uống, có tiền ko khát nước, ngủ, có tiền thì có chỗ ngủ tốt, nghỉ, có tiền ko làm lụng cực thân. Thậm chí có tiền ko thiếu s*x, ko để vuột mất tình yêu,... Ngoài ra, thì có nhiều tiền thì lại càng có thể thỏa mãn những nhu cầu nâng cao như vui chơi, khám phá,... Và cả việc đứng trên người khác nữa, có tiền, có quyền. Vậy thì bảo sao người ta ko hứng thú với vật chất. Đó là bản năng chứ chẳng phải do cái gì tạo ra. Ngay con vật cũng chiếm cứ lãnh địa, cũng tranh giành miếng thịt ngon, đó cũng là hứng thú với vật chất, chỉ là ở thầm thấp mà thôi.

Nên chăng, tại sao con người hứng thú với vật chất, vì đó là bản năng. Nếu ko có bản năng đó, loài người sẽ chẳng bước qua thời kỳ Công xã nguyên thủy để chuyển sang chế độ Chiếm hữu nô lệ rồi phát triển đến mức như ngày nay. Không hứng thú với vật chất, chẳng còn là con người nữa, mà chỉ hoặc là Thánh nhân hoặc là thằng điên.

Thực ra con người được học rất nhiều nhưng lại ít được học về giá trị cuộc sống. Con người được dạy về thành công nhưng ít ai định nghĩa chính xác về hạnh phúc. Vì đó là cảm nhận chứ không phải là đo đếm được như những thứ vật chất khác. Do đó ta có xu hướng cụ thể hoá nó về một cái gì đó cho dễ tưởng tượng, dễ đạt được.

Hôm rồi tôi đọc một bài comment về thượng đẳng và người đó có nói khái niệm thượng đẳng ở VN được quy về nhà lầu, xe hơi, tài sản này kia... nó bị sai vì thượng đẳng là ở cốt cách, được giáo dục rồi quý tộc, bla bla... Đấy chính trong con người chúng ta còn cứ mông lung, còn cứ theo đuổi những thứ không có thật thế nên để tìm ra giá trị của cuộc sống này đâu hề đơn giản.

Nếu bạn có chút duy tâm và đọc về đạo Phật sẽ thấy giá trị của chúng ta chính là khi ta biết trân trọng giây phút hiện tại, trân trọng ngay lúc này, ta có nhiều cũng vui, có ít cũng vui, miễn là có để sử dụng.

Nhưng cuộc sống mà như vậy thì lại lý tưởng quá, con người lại luôn có bản tính chinh phục, có 1 rồi muốn 2, có 2 rồi muốn 3 nên cứ phải tạo ra mốc để vươn tới, càng sở hữu nhiều thì lai càng cô đơn là vậy.

Chào bạn, vì vật chất thiên về khoái cảm trước mắt và phục vụ bản năng sinh tồn của con người.

Chúng ta đều nhìn thấy một sự thật rằng con người luôn cần đến phần con để hoàn thiện phần người. Vậy nên, cần đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của phần con, trước khi hướng đến phần người. Đức Phật cũng từng trải qua thời kì tu hành khổ hạnh, thế nhưng sau đó Ngài nhận ra đó không phải là con đường sáng suốt để đạt đến giải thoát.

Người hạnh phục thật sự là người biết cân bằng giữa vật chất và tinh thần, giữa lợi ích và ý nghĩa, giữa trần tục và thiêng liêng. Tuy nhiên, để đạt được nhất thức ấy, chúng ta cần phải tiếp cận vật chất một cách vô tư, không tốt, không xấu.

Đừng quên rằng, bạn hứng thú với thứ gì, thì sẽ trở thành nô lệ cho thứ đó. Mức độ hứng thú càng lớn, thì ràng buộc càng cao, bất kể nó là vật chất hay phi vật chất.