Tại sao hiến máu tình nguyện mà người bệnh vẫn cần trả tiền để được truyền máu?

  1. Phong cách sống

  2. Xã hội

Gần đây mình thấy có một vấn đề có thể không mới nhưng khá nóng và gây tranh cãi. Đó là quan điểm của một bạn tiktoker đặt câu hỏi rằng hiến máu có thực sự minh bạch không? Hiến máu tình nguyện thì chắc gì máu sẽ đến được tay người bệnh? Tại sao hiến máu thì miễn phí mà người cần máu lại bỏ tiền ra mua?

Các bạn nghĩ sao về quan điểm này?

Từ khóa: 

phong cách sống

,

xã hội

Có lẽ là bạn ấy hoặc nhiều người khác nữa sẽ không biết đến những khoản mất phí này
1. Quà bồi dưỡng cho người hiến máu. 
2. Chi phí dụng cụ lấy máu, lưu trữ máu.
3. Chi phí xét nghiệm. Trước khi truyền cho người bệnh, máu cần trải qua đủ thể loại xét nghiệm, đảm bảo an toàn truyền máu cho người nhận. 
4. Chi phí vận chuyển, lưu trữ.
5. Lương cho cán bộ y bác sĩ, nhân viên làm công tác truyền máu. Từ khâu tổ chức điểm hiến máu, lấy máu, xét nghiệm,... cho tới khi máu được truyền đến người nhận. 
Và còn nhiều chi phí khác. Trong khi đó số tiền mà người bệnh phải trả để "mua" máu đã được nhà nước trợ giá một phần và có quy định giá cụ thể cho từng "sản phẩm" rồi. Nên những người có phát ngôn như thế này hoàn toàn là sai sự thật nhé các bạn. 
Trả lời
Có lẽ là bạn ấy hoặc nhiều người khác nữa sẽ không biết đến những khoản mất phí này
1. Quà bồi dưỡng cho người hiến máu. 
2. Chi phí dụng cụ lấy máu, lưu trữ máu.
3. Chi phí xét nghiệm. Trước khi truyền cho người bệnh, máu cần trải qua đủ thể loại xét nghiệm, đảm bảo an toàn truyền máu cho người nhận. 
4. Chi phí vận chuyển, lưu trữ.
5. Lương cho cán bộ y bác sĩ, nhân viên làm công tác truyền máu. Từ khâu tổ chức điểm hiến máu, lấy máu, xét nghiệm,... cho tới khi máu được truyền đến người nhận. 
Và còn nhiều chi phí khác. Trong khi đó số tiền mà người bệnh phải trả để "mua" máu đã được nhà nước trợ giá một phần và có quy định giá cụ thể cho từng "sản phẩm" rồi. Nên những người có phát ngôn như thế này hoàn toàn là sai sự thật nhé các bạn. 

Về chi phí mua máu

Đầu tiên bạn cần hiểu nếu một bệnh nhân cần máu thì họ sẽ phải trả bao nhiêu tiền, và chi phí sẽ như sau:https://cdn.noron.vn/2022/11/15/68308102943668068-1668496947.png

=> Càng sử dụng lượng máu cao thì giá sẽ càng rẻ.

Nguồn:

    Hỗ trợ cho người hiến máu

    Mặc dù là hiến máu tình nguyện nhưng người đi hiến máu sẽ vẫn nhận được tiền hỗ trợ đi lại tối đa là 50.000 cho mỗi người. Bên cạnh đó còn có quà bằng hiện vật để động viên và bồi dưỡng người Hiến máu có giá trị như sau:

    • 250ml máu là 100.000 đồng
    • 350ml máu là 150.000 đồng
    • 450ml máu là 180.000 đồng

    Nếu đi hiến máu, bạn sẽ thấy sau khi Hiến máu xong sẽ được nhận bánh sữa, lại còn được vác một em gấu hay một cái gì đó về làm quà. Đó chính là quà động viên và bồi dưỡng cho người hiến máu.

    Đọc đến đây bạn có thể thấy, hình như số tiền chi cho người hiến máu ít hơn nhiều số với số tiền mà bệnh nhân phải trả để mua máu.

    Ví dụ như với 450ml máu người bệnh nhân phải trả 858.000đ, trong khi một suất quà chỉ có giá 180.000đ cộng với 50.000đ đi đường là 230.000đ => lệch nhau 628.000đ

    Vậy sự chênh lệch như vậy là do đâu?

    Chi phí xử lý máu hiến tặng

    Thật ra để có thể mang đến cho bệnh nhân một đơn vị máu và bơm vào cơ thể bệnh nhân một đơn vị máu đó sẽ phải trải qua rất nhiều công đoạn và tiêu tốn một chi phí cực lớn. Mình sẽ liệt kê ra thêm để bạn xem nó tốn kém như thế nào. 

    1. Chi phí để tổ chức một buổi hiến máu cộng với tiền quà khuyến khích và bồi dướng cho mỗi người hiến máu. Như đã nói ở trên, sẽ rơi vào khoảng 250.000 trên mỗi đơn vị máu.
    2. Túi lưu trữ máu chuyên dụng, túi nhựa dẻo có chất chống đông để chứa máu. Việt Nam vẫn chưa sản xuất ra các chế phẩm loại túi trữ máu này mà phải nhập từ nước ngoài nên chi phí cho mỗi loại túi để tiếp nhận một đơn vị máu vào khoảng 15-20$, tức là khoảng 350.000 - 450.000đ. 
    3. Sàng lọc máu. Về nguyên tắc an toàn sẽ không được dùng ngay cho bệnh nhân mà cần phải làm các xét nghiệm sàng lọc để lọc các bệnh lây truyền qua đường máu. Máu sàng lọc sẽ qua 2 bước:
    • Bước thứ nhất là sàng lọc các bệnh như HIV, viêm gan, giang mai, sốt rét,... số tiền xét nghiệm rơi vào 300.000 - 400.000đ. 
    • Bước sàng lọc thứ hai, được thực hiện bằng hương pháp y học phân tử, phương pháp này sẽ rút ngắn thời gian tìm ra virus HIV và giúp phát hiện ra virus HIV ở giai đoạn sớm nhất gọi là giai đoạn cửa sổ. Chi phí xét nghiệm y học phân tử dù tiết kiệm thì cũng mất khoảng 1.000.000/1 lượt. 
    4. Chi phí nhân công và điều chế định nhóm hệ máu ABO và Rh. Những đơn vị máu an toàn sẽ được điều chế thành các chế phẩm khác nhau như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương.
    5. Chi phí để được bảo quản lưu trữ. 
    6. Chi phí vận chuyển đưa máu tới các bệnh viện.
    7. Chi phí mua hóa chất sinh phẩm để thực hiện các xét nghiệm hòa hợp trước khi truyền máu.
    ....
    Như vậy bạn có thể thấy có tới hơn 7 loại chi phí để có thể nhận máu của một người Hiến tình nguyện và đưa tới cơ thể của một bệnh nhân. Tổng chi phí ít nhất là hơn 2.000.000đ/đv máu. Rất may mắn là nhà nước đã hỗ trợ số tiền rất lớn này, thế nên mỗi người bệnh chỉ còn phải trả <858.000đ/đv máu.
    https://cdn.noron.vn/2022/11/15/hien-mau-03082020-1668496118.jpg
    Đừng quên các bạn hãy hiến máu khi có thể!