Tại sao phải phụ thuộc vào nguồn máu hiến mà không mua bán máu?

  1. Sức khoẻ

Hiện nay tôi thấy đài báo thông tin về việc thiếu máu trong cứu chữa bệnh nhân và nguồn máu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào việc hiến máu tình nguyện. Các kênh bán máu vẫn tồn tại nhưng giá cả hiện tại hình như chưa đủ khuyến khích để trở thành nguồn cung cấp máu chính. Tôi không hiểu tại sao các BV không biến kênh mua bán thành nguồn cung cấp chính bằng cách tăng giá mua để khuyến khích bởi vì đối với người bệnh thì lúc sinh tử giá mua bao nhiêu cũng là rẻ nên việc đó hoàn toàn khả thi.

Từ khóa: 

sức khoẻ

Bán máu thì đã có trên thị trường, nhưng nếu được mở rộng như bạn nói sẽ ảnh hưởng đến "nhóm lợi ích", bệnh viện.

Năm 2018 theo thống kê số lượng đơn vị máu thu được khoảng 1 triệu đơn vị máu. Tính đơn giản 1 triệu/đơn vị máu thì doanh thu mà hiến máu tình nguyện thu được khoảng 1000tỉ đồng. Đó chưa tính đến mất mát, hao hụt do "nhóm lợi ích" thu được.

Nếu việc mua bán máu được phổ biến thì lợi ích sẽ mất và lợi ích tiếp theo các nhóm trên nhận được là gì?

Đối quản lý mua bán máu thì mình nghĩ nếu quyết tâm sẽ làm được và lợi ích thu được là vô cùng lớn như người bán máu sẽ có khoản thu nhập và không bị thiếu máu nhưng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích của một nhóm người, tổ chức. Vì vậy, nếu bạn là người quản lý bạn có muốn phổ biến việc này không?

Trả lời

Bán máu thì đã có trên thị trường, nhưng nếu được mở rộng như bạn nói sẽ ảnh hưởng đến "nhóm lợi ích", bệnh viện.

Năm 2018 theo thống kê số lượng đơn vị máu thu được khoảng 1 triệu đơn vị máu. Tính đơn giản 1 triệu/đơn vị máu thì doanh thu mà hiến máu tình nguyện thu được khoảng 1000tỉ đồng. Đó chưa tính đến mất mát, hao hụt do "nhóm lợi ích" thu được.

Nếu việc mua bán máu được phổ biến thì lợi ích sẽ mất và lợi ích tiếp theo các nhóm trên nhận được là gì?

Đối quản lý mua bán máu thì mình nghĩ nếu quyết tâm sẽ làm được và lợi ích thu được là vô cùng lớn như người bán máu sẽ có khoản thu nhập và không bị thiếu máu nhưng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích của một nhóm người, tổ chức. Vì vậy, nếu bạn là người quản lý bạn có muốn phổ biến việc này không?

Muốn hiến (bán) máu còn phải tùy thuộc vào tình trạng cơ thể của bạn. Không phải cứ muốn cho ra là được bạn ạ.

"Đối với người bệnh thì mua bao nhiêu cũng là rẻ". Nói thế chẳng khác gì kiếm tiền trên sự đau khổ của người khác. Họ cần có máu để sống nhưng không phải ai cũng có điều kiện để chi trả. Chẳng lẽ khi thấy họ đang rất rất cần máu như thế nhưng tài chính của họ không cho phép mà bạn thì rất khỏe mạnh và hoàn toàn có thể hiến máu, bạn lại không hiến máu mà đứng chắp tay sau lưng hay vắt tay lên trán mà suy nghĩ, mà kì kèo với họ về số tiền phải trả ư?

Ngoài kia có biết bao nhiêu người sẵn sàng hiến máu nhưng buồn là họ không đủ máu để hiến hay chưa đủ thời gian cho phéo giữa 2 lần hiến liên tiếp.

Đúng là có các kênh mua bán máu nhưng đến tình huống quá đỗi khẩn cấp thì bệnh viện mới tính phương án mua máu nhưng không phải đưa ra cái giá cao hơn.

Quan điểm của mình thì tăng giá máu là việc làm không có tính nhân văn. Bạn khỏe, bạn có thể hiến, bạn cứu người và bạn khỏe, bạn có máu nhưng bạn không hiến, bạn vụ lợi. Mình chọn phương án 1^^

Bạn có nghĩ việc tăng giá mua máu sẽ có thể tạo nên cơn sốt bán máu phi pháp không? Các tay buôn người sẽ coi đó là miếng bánh hời và buôn bán phi pháp như buôn nội tạng vậy.

Những vấn đề liên quan trực tiếp đến con người cân nhắc cẩn trọng xem xét trước khi đưa ban hành vì mỗi thay đổi đều có thể tạo nên hành động phi pháp nghiêm trọng à và cả xét mặt phạm trù đạo đức nữa. 

Một trích đoạn trong “Bức xúc không làm ta vô can” của tiến sĩ Đặng Hoàng Giang bạn có thể suy nghĩ thêm
Nhà mình có ông anh làm bác sĩ nên khá rõ lý do:
  • Máu mà người bán máu bán cho bệnh viện với giá khá rẻ.
  • Máu mà bệnh nhân phải mua vào từ bệnh viện rất đắt và hiếm, thiếu.
  • Chi phí đắt nhất là do chi phí bảo quản, phân loại, xét nghiệm. Công nghệ hiện tại chưa thể giảm chi phí này.
  • Thời gian lưu trữ máu không kéo dài, rất nhiều máu để lâu không kịp dùng phải bỏ đi.
  • Máu có nhiều loại A,B,O ..., không truyền linh tinh được. Do đó các bệnh viện luôn phải dự trữ dư thừa. Một số nhóm máu hiếm thì luôn thiếu, nhiều lúc phải lùng khắp các bệnh viện ở Hà Nội để xin máu.
  • Nước ta rất muốn lập 1 data base xem ai nhóm máu gì để khi cần thì xin. Đây vẫn được xem là hướng đi phù hợp nhất chứ không phải là hướng hiến nhiều máu vào. Vì máu hiến xong dùng không hết, quá hạn vẫn phải bỏ thôi.

Thử tưởng tượng máu giống như 1 loại củ cải nhập từ nam Mỹ về bán tại Việt Nam. Giá đầu vào thì rất thấp (giá 1 đồng), nên nhiều người cho không (tình nguyện) vì bán không được bao nhiêu. Nhưng chi phí vận chuyển từ Châu Mỹ về Việt Nam quá lớn, nên đội giá lên thành 100 đồng. Do đó với người cần thì rất quý hiếm, nhưng người bán chả được bao nhiêu.

Câu hỏi rất hay

Bất kể món hàng gì mua bán cũng phải có sự kiểm soát hoặc cơ chế, vì máu là "hàng" tương đối lạ nên cơ chế sẽ khá khó khăn, vậy khi phổ biến mua bán máu vậy có ai liệu còn hiến nữa?

Nói chung thiếu thì vẫn đến bv bán được nhưng để thành thị trường thì loạn lắm