Tại sao không tích đức bằng cách báo hiếu cha mẹ, thay vì cúng dường cho các nhà chùa?

  1. Tâm linh

Đây là điều mà mình thấy giáo lí nhà Phật thường xuyên nhấn mạnh: làm tròn chữ hiếu là dạng cao nhất của việc tu nhân tích đức. Bản thân cha mẹ mình mà mình không đối xử tốt, còn mong ra ngoài tích đức hành thiện với ai?!

Những người thường xuyên đi lễ chùa, cúng dường, chắc hẳn cũng biết qua giáo lí Phật phần nào, thì tại sao họ lại không hiểu điều này. Và trong trường hợp bạn thắc mắc tại sao mình dám chắc là họ chỉ cúng dường cho chùa mà không hiếu thảo với cha mẹ, thì mình biết ít nhất 3 trường hợp như vậy.

Thế thì tại sao, có phải thiên hạ đang cố tình làm sai giáo lí nhà Phật không? Thể hiện lòng hiếu thảo có khó hơn là đi cúng dường cho các chùa chăng?!

Từ khóa: 

báo hiếu

,

hiếu thảo

,

lòng hiếu thảo

,

tích đức

,

đi chùa

,

tâm linh

Trong kinh Tâm Địa Quán có dạy: "Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế, gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật vậy". Phật đã, có thể nói, biết trước rằng con người sẽ sa vào cái bẫy danh tiếng, chạy theo những cái còn thiếu mà ko chịu nhận ra cái quan trọng đã có. Đây là cái xuyên suốt trong những lời nói của Phật. Như việc Phật sợ đệ tử bấu chặt vào kinh tự của mình mà tạo thành cái tích Ngón tay chỉ trăng.

Không phải người ta cố tình quên mà bản tính con người là vậy, cứ luôn nghĩ phụng dưỡng cha mẹ là việc nghĩa vụ, công đức gì trong đấy. Còn đến chùa cúng kính, ban phát cho người ngoài, nói chung là "làm phước" mới tạo ra công đức. Do đó, Phật đã thấy trước, đã sợ con người sẽ lạc bước mà dặn trước như vậy. Nhưng khốn khổ thay, con người chỉ nhìn thấy bề nổi mà đc mấy ai nhận thức sâu xa, lại thêm cái tính háo danh, tính khoe khoang,... lại bồi vào thêm, đến chùa, cúng dường, bố thí, ai làm nhiều hơn là "ngon" hơn. Thành ra lại càng lạc bước.

Thể hiện sự hiếu thảo có khó không? Thưa là khó, nhưng ko phải quá khó. Hiếu thảo đâu phải chỉ đi đâu có gì ngon là mua về cho cha mẹ, may áo quần đẹp, mỗi tháng cấp 1 cục tiền,... thôi đâu. Cha mẹ già cả thường trái tính trái nết, tục ngữ nói: Già sinh tật như đất sinh cỏ vậy, nên khó chiều, phải kiên nhẫn, phải cố gắng thì mới làm tròn đc. Chăm lo cho ng già ăn uống, dọn dẹp, vệ sinh khiến ta mệt lắm chứ. Bởi vậy, khó chứ ko phải dễ. Nhưng cố gắng nhiều thì thưởng hậu, vậy thôi.

Người ta thì đa phần ai chả muốn thoải mái. Vậy thì thôi thả thí ở nhà mà đến chùa tác phước, vừa khỏe cái thân (cũng chưa hẳn), lại đc gặp gỡ người ngoài và còn cố gắng nâng cái bản ngã mình lên cho thỏa cái lòng háo danh. Ai đi chùa nhiều mà chưa đc giảng sư giảng qua, chẳng qua người ta chỉ mắt nhắm mắt mở cho qua mà thôi.

Trả lời

Trong kinh Tâm Địa Quán có dạy: "Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế, gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật vậy". Phật đã, có thể nói, biết trước rằng con người sẽ sa vào cái bẫy danh tiếng, chạy theo những cái còn thiếu mà ko chịu nhận ra cái quan trọng đã có. Đây là cái xuyên suốt trong những lời nói của Phật. Như việc Phật sợ đệ tử bấu chặt vào kinh tự của mình mà tạo thành cái tích Ngón tay chỉ trăng.

Không phải người ta cố tình quên mà bản tính con người là vậy, cứ luôn nghĩ phụng dưỡng cha mẹ là việc nghĩa vụ, công đức gì trong đấy. Còn đến chùa cúng kính, ban phát cho người ngoài, nói chung là "làm phước" mới tạo ra công đức. Do đó, Phật đã thấy trước, đã sợ con người sẽ lạc bước mà dặn trước như vậy. Nhưng khốn khổ thay, con người chỉ nhìn thấy bề nổi mà đc mấy ai nhận thức sâu xa, lại thêm cái tính háo danh, tính khoe khoang,... lại bồi vào thêm, đến chùa, cúng dường, bố thí, ai làm nhiều hơn là "ngon" hơn. Thành ra lại càng lạc bước.

Thể hiện sự hiếu thảo có khó không? Thưa là khó, nhưng ko phải quá khó. Hiếu thảo đâu phải chỉ đi đâu có gì ngon là mua về cho cha mẹ, may áo quần đẹp, mỗi tháng cấp 1 cục tiền,... thôi đâu. Cha mẹ già cả thường trái tính trái nết, tục ngữ nói: Già sinh tật như đất sinh cỏ vậy, nên khó chiều, phải kiên nhẫn, phải cố gắng thì mới làm tròn đc. Chăm lo cho ng già ăn uống, dọn dẹp, vệ sinh khiến ta mệt lắm chứ. Bởi vậy, khó chứ ko phải dễ. Nhưng cố gắng nhiều thì thưởng hậu, vậy thôi.

Người ta thì đa phần ai chả muốn thoải mái. Vậy thì thôi thả thí ở nhà mà đến chùa tác phước, vừa khỏe cái thân (cũng chưa hẳn), lại đc gặp gỡ người ngoài và còn cố gắng nâng cái bản ngã mình lên cho thỏa cái lòng háo danh. Ai đi chùa nhiều mà chưa đc giảng sư giảng qua, chẳng qua người ta chỉ mắt nhắm mắt mở cho qua mà thôi.

Lý do chỉ gói gọn trong 2 chữ "lợi ích".

Với đội mê tín, người ta đi chùa bỏ tiền công đức, cúng dường gần như tất cả đều là để cầu cái gì đó ví dụ như khỏe mạnh, tài lộc, may mắn, thăng tiến, học hành, thi cử, chuộc lỗi... Mặc dù theo mình thực ra chẳng có tác dụng gì mấy, nhưng nó cho người ta niềm tin để tin tưởng vào tương lai tốt đẹp, trời phật gì đó sẽ giúp họ đạt được mục đích của mình. 

Còn mang tiền đấy đi hiếu kính, báo hiếu cho cha mẹ thì hẳn là không mang lại được đám lợi ích trên kia rồi. Cha mẹ họ còn sống, là người trần mắt thịt còn sống sờ sờ, ko có quyền năng siêu nhiên như đội đã phi thăng từ rất lâu rồi nên ko giúp họ đạt được cái mà họ mong muốn (ít nhất là họ có niềm tin vào cái đó). Ah, cơ mà đến lúc cha mẹ họ qua đời rồi thì lại sẽ làm đám thật to, xây mộ thật đẹp, cúng thật nhiều đồ, đốt thật nhiều vàng mã và tiếp tục xin xỏ đủ thứ. 

 

Những người cúng dường mình gộp chung vào nhóm người mê tín dị đoan, lúc nào cũng đổ lỗi cho hoàn cảnh và thế lực siêu nhiên.
Mà mê tín thì làm gì hiểu được giáo lý nhà Phật, Phật ở Tâm chứ không ở Chùa, Phật cũng không lấy tiền , lấy lễ vật để đổi lại tiền tài , giàu sang cho chúng sinh.
Cái mục đích mà chúng ta đi chùa chỉ là tạo sự bình an cho tâm hồn mình, không được phép mang ý nghĩ đi xin xỏ , đổi chác lễ vật với Phật.