Tại sao nên LẮNG NGHE nhiều hơn thay vì chỉ NÓI VỀ BẢN THÂN?

  1. Kỹ năng mềm

“Thật mỉa mai khi nói rằng để trở thành một người giao tiếp giỏi, kỹ năng nói chuyện không phải là điều quan trọng nhất; mà chính kỹ năng lắng nghe mới giúp bạn thành công” – Celeste Headlee, Host của chương trình Georgia Public Broadcasting’s On Second Thought cho biết.

Thật không may, lắng nghe là một kỹ năng mà không nhiều người có được, hầu hết mọi người đều muốn là người nói chuyện. Hầu như trong mọi cuộc nói chuyện, ai cũng chăm chăm vào bản thân mình. Chủ ngữ “Tôi...” liên tục xuất hiện trong các cuộc đối thoại trực tiếp cho đến những bài viết trên mạng xã hội. 

Tôi đã từng cho bản thân một thử thách nhỏ: Trong vòng 2 ngày, tôi sẽ không nói bất cứ điều gì về bản thân trong mọi cuộc trò chuyện, với bất kỳ ai. Và những gì tôi nhận được đã thực sự thay đổi con người tôi.

Mọi người sẽ cảm thấy vui hơn khi bạn để tâm đến họ

Khi bạn nói ít lại, nghĩa là bạn sẽ lắng nghe nhiều hơn. Khi bạn không còn chia sẻ quá nhiều về bản thân nữa, bạn sẽ phải chú tâm đến những gì người đối diện đang nói. Bạn sẽ bắt đầu chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong câu chuyện của họ mà có thể trước đây, bạn chưa từng để ý. Và đương nhiên rồi, bạn sẽ học hỏi được nhiều hơn từ họ, về cách mà họ sống, họ làm việc, về những kiến thức, bài học trong thế giới rộng lớn ngoài kia. 

Người đang nói chuyện với bạn cũng sẽ cảm thấy vui hơn, được tôn trọng hơn vì điều đó, bởi lẽ con người ai cũng thích nói về bản thân, thích được chia sẻ. Họ nóng lòng muốn cho bạn biết họ là ai, họ thích làm gì, họ đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống. Khi bạn ngừng nói về bản thân tức là đang nhường ánh đèn sân khấu lại cho họ, họ sẽ thấy vui sướng trong lòng dù có thể không nhận ra điều đó.

Bạn hỏi được nhiều hơn

Khi bạn không nói về bản thân mình, không có nghĩa là bạn sẽ phải im lặng trong cả cuộc trò chuyện. Đó là điều tối kị nhất khi nói chuyện với người khác. Và cách duy nhất, cũng là tốt nhất để bạn có thể tham gia cuộc đối thoại chính là đặt câu hỏi. Việc đặt câu hỏi không chỉ đem lại cơ hội cho người khác được chia sẻ, được bày tỏ quan điểm mà còn là cơ hội cho chính bản thân bạn được học hỏi: “Thế còn chuyện kia thì sao?”; “Mọi người ở đó phản ứng thế nào?”, “Có muốn tiếp tục nữa không?”,... Những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại chính là sợi dây để liên kết cuộc trò chuyện, và đưa cá nhân bạn ra khỏi vùng trọng tâm.  

Bạn có sức ảnh hưởng hơn trong cuộc trò chuyện

Lời của những người ít khi lên tiếng thường có sức nặng hơn. Chúng ta thường mắc một lỗi cơ bản đó là đánh giá thấp người luôn chỉ ngồi ở cuối phòng và im lặng lắng nghe. Không phải lúc nào người nói to nhất, nói không ngừng nghỉ mới là người có sức ảnh hưởng bởi lẽ “thùng rỗng kêu to”. Ngược lại, đó là những người biết lúc nào nên nói, chỉ nói những gì cần thiết và đặc biệt, họ biết cách lắng nghe.

Thế giới bớt ồn ào hơn

Hãy tưởng tượng nếu phải ở một nơi mà ai cũng tranh nhau nói, chẳng ai nhường ai tiếng nào thì ầm ĩ đến mức nào. Chắc bạn đã từng trải qua cảm giác ngồi trên lớp, thảo luận về một vấn đề mà mỗi người một câu, người đứng, kẻ ngồi chẳng khác gì “cái chợ” đúng không? Hơn nữa, lúc nào cũng phải nghĩ xem nên nói gì thì sẽ rất mệt mỏi. Khi bạn ngừng nói về bản thân, nghĩa là các âm thanh nhiễu loạn sẽ giảm bớt đi, bạn sẽ có cơ hội để lắng nghe và nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo hơn.

Mọi mối quan hệ đều trở nên tốt đẹp hơn

“Người nói phải có kẻ nghe”, vì vậy khi bạn biết lắng nghe người khác, bản thân họ sẽ cảm thấy được tôn trọng, cũng như sự quý mến dành cho bạn sẽ ngày một nhiều hơn. 

Bên cạnh đó, cách hiệu quả nhất để tìm hiểu người khác chính là lắng nghe họ trò chuyện, như vậy bạn mới có thể hiểu rõ nhất họ đang nghĩ gì, họ đang phải chịu những áp lực, khó khăn như thế nào để chúng ta có thể chia sẻ và giúp đỡ. Cũng bởi vậy mà sau nhiều cuộc trò chuyện, những lời khuyên hoặc ý kiến của tôi dành cho bạn bè, đồng nghiệp đã trở nên hữu ích hơn nhiều.

Thử thách nhỏ trên đã giúp tôi nhận ra nhiều điều, và tôi nghĩ nó vẫn chưa kết thúc. Tôi vẫn đang tiếp tục tập luyện để ít nói đi, lắng nghe nhiều hơn, và rèn luyện sự khiêm tốn của mình!

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Bài viết của bạn khá hay và chi tiết. Thế nhưng cái góc nhìn của mình hơi khác.
Thứ 1 . Nói nhiều dễ nhảm, nói ít thường xàm. Khi mình còn đi học và thuyết trình nhóm mình hay bị 2 vấn đề trên. Khi mình nói mình sẽ đưa ra 1 nhận định và nêu ra vài vài ví dụ xoay quanh và tổng kết vấn đề. Có lẽ do áp lực hoặc cách nói của mình nhanh khiến mọi ng bị rối loạn thông tin. Thành ra rất dễ bị coi là nhảm nếu như mọi người không cầm được bản viết tay của mình. Các ví dụ mình nêu thường đan chéo hoặc đối lập nhau để có được cái nhìn từ nhiều góc độ và tổng quan hơn . Còn nếu mình lắng nghe thì mình thường nhìn nhận theo góc độ khác hoặc sẽ đi thẳng vào bản chất thay vì biểu hiện bên ngoài . Thường mình sẽ gạt bỏ hết các cái nhìn theo xu hướng của đám đông hay các quan điểm truyền thống vs đạo đức.Đi thẳng cốt lõi vấn đề.Nó có phần hơi giống kiểu đạo lý dạy đời vvv . Thành ra rất dễ bị coi là xàm. Nhưng mình thì không quan tâm lắm nếu như chủ đề đó không phải là công việc. Còn khi làm việc thì phải đeo mặt nạ thôi tỏ ra quan tâm ôn hòa mềm mỏng chút. Nhưng đụng đến giới hạn của mình là không ổn lắm đâu.
Thứ 2 .Nhu cầu được chia sẻ , kết nối và được công nhận , khẳng định bản thân . Hai  nhu cầu trên là nhu cầu căn bản của con ng khi giao tiếp. Trừ khi bạn có vấn đề về tâm lý hoặc bạn đạt đến vị trí hoặc có tính cách như Tào Tháo ( vụ này sẽ không đi sâu vì nó dài và mình cũng lười gõ). Việc bạn tập trung nói chỉ để thỏa mãn 2 nhu cầu trên mà quên rằng người khác cũng muốn nói và có nhu cầu như bạn thì sẽ làm cuộc nói chuyện hỏng bét. Do vậy để  một cuộc nói chuyện làm cho mọi người đều thoải mái thì bạn sẽ phải cân bằng hoặc thậm chí là hạ thấp cái tôi nếu pro hơn nữa thì vứt luôn cái tôi của bạn để đạt được cái bạn muốn. Ví dụ nhé bạn gặp người yêu và cô ấy nói liên tục thì bạn có thể vứt luôn cái tôi của mình để thỏa mãn nhu cầu của cô ấy. Việc đó khiến cô ấy thoải mái và bạn có thể đi sâu tìm hiểu vào cuộc sống hoặc đơn thuần làm cái sọt để cô ấy vứt các muộn phiền áp lực . Nhưng bạn thấy hạnh phúc và chấp nhận điều đó chứ ? Có thể cách nói hơi phũ nhưng mình đã cảm nhận rồi 😂 và về bản chất là như vậy. 
Điều thứ 3 . Kiến thức chỉ có cách con 1 ly cà phê thôi. Câu này được mình nghe trên kênh của Spierdum . Ng viết chỉ ra rằng muốn tìm hiểu kiến thức thì hãy mời những người giỏi về lĩnh vực đó 1 ly cà phê và đừng ngần ngại làm điều đó. Chi tiết thì các bạn tự mò nhé. 
Trả lời
Bài viết của bạn khá hay và chi tiết. Thế nhưng cái góc nhìn của mình hơi khác.
Thứ 1 . Nói nhiều dễ nhảm, nói ít thường xàm. Khi mình còn đi học và thuyết trình nhóm mình hay bị 2 vấn đề trên. Khi mình nói mình sẽ đưa ra 1 nhận định và nêu ra vài vài ví dụ xoay quanh và tổng kết vấn đề. Có lẽ do áp lực hoặc cách nói của mình nhanh khiến mọi ng bị rối loạn thông tin. Thành ra rất dễ bị coi là nhảm nếu như mọi người không cầm được bản viết tay của mình. Các ví dụ mình nêu thường đan chéo hoặc đối lập nhau để có được cái nhìn từ nhiều góc độ và tổng quan hơn . Còn nếu mình lắng nghe thì mình thường nhìn nhận theo góc độ khác hoặc sẽ đi thẳng vào bản chất thay vì biểu hiện bên ngoài . Thường mình sẽ gạt bỏ hết các cái nhìn theo xu hướng của đám đông hay các quan điểm truyền thống vs đạo đức.Đi thẳng cốt lõi vấn đề.Nó có phần hơi giống kiểu đạo lý dạy đời vvv . Thành ra rất dễ bị coi là xàm. Nhưng mình thì không quan tâm lắm nếu như chủ đề đó không phải là công việc. Còn khi làm việc thì phải đeo mặt nạ thôi tỏ ra quan tâm ôn hòa mềm mỏng chút. Nhưng đụng đến giới hạn của mình là không ổn lắm đâu.
Thứ 2 .Nhu cầu được chia sẻ , kết nối và được công nhận , khẳng định bản thân . Hai  nhu cầu trên là nhu cầu căn bản của con ng khi giao tiếp. Trừ khi bạn có vấn đề về tâm lý hoặc bạn đạt đến vị trí hoặc có tính cách như Tào Tháo ( vụ này sẽ không đi sâu vì nó dài và mình cũng lười gõ). Việc bạn tập trung nói chỉ để thỏa mãn 2 nhu cầu trên mà quên rằng người khác cũng muốn nói và có nhu cầu như bạn thì sẽ làm cuộc nói chuyện hỏng bét. Do vậy để  một cuộc nói chuyện làm cho mọi người đều thoải mái thì bạn sẽ phải cân bằng hoặc thậm chí là hạ thấp cái tôi nếu pro hơn nữa thì vứt luôn cái tôi của bạn để đạt được cái bạn muốn. Ví dụ nhé bạn gặp người yêu và cô ấy nói liên tục thì bạn có thể vứt luôn cái tôi của mình để thỏa mãn nhu cầu của cô ấy. Việc đó khiến cô ấy thoải mái và bạn có thể đi sâu tìm hiểu vào cuộc sống hoặc đơn thuần làm cái sọt để cô ấy vứt các muộn phiền áp lực . Nhưng bạn thấy hạnh phúc và chấp nhận điều đó chứ ? Có thể cách nói hơi phũ nhưng mình đã cảm nhận rồi 😂 và về bản chất là như vậy. 
Điều thứ 3 . Kiến thức chỉ có cách con 1 ly cà phê thôi. Câu này được mình nghe trên kênh của Spierdum . Ng viết chỉ ra rằng muốn tìm hiểu kiến thức thì hãy mời những người giỏi về lĩnh vực đó 1 ly cà phê và đừng ngần ngại làm điều đó. Chi tiết thì các bạn tự mò nhé.