Tại sao ngày xưa thế hệ ông bà cha mẹ ta kết hôn vì gia đình sắp xếp nhưng lại sống chung được rất lâu?

  1. Tình yêu

Trong khi thế hệ ngày nay kết hôn vì tình yêu nhưng rồi vẫn ly hôn.
Từ khóa: 

tình yêu

Mình nghĩ là, dù thế hệ nào đi nữa thì cũng giống nhau hết cả thôi. Tức là ngay cả ngày xưa người ta kết hôn theo sự sắp xếp của gia đình, hay ngày nay người ta tự ý kết hôn vì tình yêu, thì vẫn có hai khả năng xảy ra:
- Sống chung rất lâu tới đầu bạc răng long bách niên giai lão
- Chia tay, ly hôn
Không có sự phân biệt nào ở đây cả. Ngày xưa vẫn có khối trường hợp "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" rồi xảy ra ly hôn chứ đâu chỉ có những người sống chung suốt cả cuộc đời với nhau? Chỉ là mình không thấy, hoặc ít thấy thôi.
Còn việc bạn cho rằng (hay nghĩ rằng) ngày xưa người ta đa phần là sống chung được rất lâu, thì mình nghĩ chẳng qua là do ngày xưa người ta chưa có khái niệm khi xảy ra chuyện thì cần phải chia tay hay ly hôn ngay. Ngày xưa, người ta sống với nhau, "chịu đựng" nhau (nếu có) vì nhiều thứ. Vì gia đình, con cái, và cả dư luận nữa. Người ta không bỏ nhau, ngoài việc hết tình còn nghĩa, còn là vì điều tiếng xã hội. Có thể đàn ông thì không sao, hoặc bị ảnh hưởng ít hơn, chứ đàn bà con gái thời xưa mà ly hôn chịu cảnh gái 1 đời chồng thì thôi, bị đời dè bĩu ghê lắm. Còn ngày nay thì người ta quan niệm thoáng hơn rất nhiều, thích thì nhích không thích thì chia tay, thậm chí còn có câu "gái nó chơi mình xong rồi nó bỏ" đấy thôi :D Không ai bị ảnh hưởng gì, hoặc là có ảnh hưởng nhưng người ta không quan tâm, miễn là bản thân mình thấy tốt, thấy hài lòng với sự lựa chọn của mình.
Trả lời
Mình nghĩ là, dù thế hệ nào đi nữa thì cũng giống nhau hết cả thôi. Tức là ngay cả ngày xưa người ta kết hôn theo sự sắp xếp của gia đình, hay ngày nay người ta tự ý kết hôn vì tình yêu, thì vẫn có hai khả năng xảy ra:
- Sống chung rất lâu tới đầu bạc răng long bách niên giai lão
- Chia tay, ly hôn
Không có sự phân biệt nào ở đây cả. Ngày xưa vẫn có khối trường hợp "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" rồi xảy ra ly hôn chứ đâu chỉ có những người sống chung suốt cả cuộc đời với nhau? Chỉ là mình không thấy, hoặc ít thấy thôi.
Còn việc bạn cho rằng (hay nghĩ rằng) ngày xưa người ta đa phần là sống chung được rất lâu, thì mình nghĩ chẳng qua là do ngày xưa người ta chưa có khái niệm khi xảy ra chuyện thì cần phải chia tay hay ly hôn ngay. Ngày xưa, người ta sống với nhau, "chịu đựng" nhau (nếu có) vì nhiều thứ. Vì gia đình, con cái, và cả dư luận nữa. Người ta không bỏ nhau, ngoài việc hết tình còn nghĩa, còn là vì điều tiếng xã hội. Có thể đàn ông thì không sao, hoặc bị ảnh hưởng ít hơn, chứ đàn bà con gái thời xưa mà ly hôn chịu cảnh gái 1 đời chồng thì thôi, bị đời dè bĩu ghê lắm. Còn ngày nay thì người ta quan niệm thoáng hơn rất nhiều, thích thì nhích không thích thì chia tay, thậm chí còn có câu "gái nó chơi mình xong rồi nó bỏ" đấy thôi :D Không ai bị ảnh hưởng gì, hoặc là có ảnh hưởng nhưng người ta không quan tâm, miễn là bản thân mình thấy tốt, thấy hài lòng với sự lựa chọn của mình.

Đó là vì ngày xưa trình độ dân trí thấp hơn ngày nay, nên người ta sống cam chịu hơn (đặc biệt là phụ nữ) và không đòi hỏi như ngày nay.

  1. Họ không li hôn không có nghĩa là họ hạnh phúc! Họ "sắp xếp được" rất có thể họ vì liêm sĩ của bản thân mình (sợ phán xét, mặt mũi bà con) chứ không phải họ vì yêu say đắm mà không li dị! Hai cái đó rất khác nhau! 
  2. Ngày nay cởi mở, có internet nên người ta biết nhiều hơn thôi, chứ xưa hay nay gì đều xêm xêm thôi! Thời nay có kiến thức đầy rẫy mà còn không yêu đúng cách thì ngày xưa sao khá hơn được! 
Có nhiều thứ khiến gia đình ngày xưa khó tan vỡ mặc dù có thể hôn nhân ko tình yêu.
Nếu nói cho ngay thì kỳ thực việc trọng nam khinh nữ khiến hôn nhân khó chia lìa. Việc quyền lực tập trung vào nam giới khiến phụ nữ phải cam chịu, chấp nhận dù cho có bất mãn hay bị đày đọa đến đâu đi nữa. 1 bên đã ko có quyền bỏ chồng.
Bên kia việc đàn ông có quyền lực thành ra họ có thể làm mọi thứ họ muốn, sự ức chế trong họ rất ít. Và nếu có, nếu ko thích họ có thể lấy thêm vợ, lấy những người họ thích. Luật ngày xưa có quy định bỏ vợ, nhưng đàn ông thường chẳng ai bỏ vợ mà chỉ lấy thêm vợ. Nhưng nói chung đa phần đàn ông bị đưa vào thế "quá sướng" thì có gì để phàn nàn mà tan vỡ gia đình.
Thế hệ sau này, khi ko còn phong kiến nhưng những lề thói đó vẫn còn ăn sâu vào tư tưởng nhiều người, và 1 người ly hôn sẽ chịu nhiều áp lực nên hiện tượng này vẫn còn.
Ngày nay, thanh niên kết hôn vì tình yêu. Nhưng yêu chỉ là nhất thời còn hạnh phúc là thứ cần vun vén vĩnh viễn.
Ngày xưa với lối giáo dục Tam tòng Tứ đức của Nho học nên phụ nữ chỉ vun vén cho gia đình. Chứ ko như phụ nữ ngày nay, đã bình đẳng với nam giới thành ra có nhiều cái để vun vén hơn. Hôn nhân chỉ còn là thứ yếu nên thành ra mong manh hơn bao giờ hết.
Lễ giáo, hủ tục phong kiến là lý do chủ yếu. Ngày xưa dù có mâu thuẫn thế nào thì 2 người vẫn cố gắng chịu đựng nhau, vì sợ thiên hạ đàm tiếu, bôi tro trát trấu vào mặt gia đình dòng họ. Phụ nữ ngày xưa cũng ko có nhiều quyền cho lắm, nếu bị chồng bỏ thì thường sẽ bị xã hội coi khinh nên thường họ cũng cố gắng cam chịu số phận.
Ngày nay tư tưởng thoáng nhiều rồi, thấy ko chịu được nhau nữa thì người ta ly hôn chứ ko cố gắng chịu đựng nhau như ngày xưa nữa.