Tại sao người đọc là "độc giả" mà không phải "đọc giả", chữ độc và chữ đọc phát âm khác nhau không?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

văn hóa

Độc giả là phiên âm Hán-Việt. 

Độc và đọc phát âm khác nhau đấy, chỉ gần giống thôi. Từ đọc trong Tiếng Việt có rồi, Từ "độc giả" là từ mượn. Viết "đọc giả" là sai vì không thể nửa Hán nửa Việt như vậy được.

Theo cấu trúc tiếng Việt, từ "người đọc" có yếu tố "đọc" bổ nghĩa cho yếu tố "người" và nằm sau yếu tố người. 

Trong cấu trúc tiếng Hán, từ "độc giả" thì ngược lại. Yếu tố "độc" lại xếp trước. 

Nên viết "đọc giả" là không được.

Tương tự, vì sao không mượn từ độc để dùng luôn. Thì câu trả lời là hãy xem các tổ hợp từ sau: độc sách, độc báo, độc truyện,... Thì giống như ở trên, một từ ghép vừa có yếu tố Hán, vừa có yếu tố Việt sẽ không phù hợp về mặt ngữ pháp.

Trả lời

Độc giả là phiên âm Hán-Việt. 

Độc và đọc phát âm khác nhau đấy, chỉ gần giống thôi. Từ đọc trong Tiếng Việt có rồi, Từ "độc giả" là từ mượn. Viết "đọc giả" là sai vì không thể nửa Hán nửa Việt như vậy được.

Theo cấu trúc tiếng Việt, từ "người đọc" có yếu tố "đọc" bổ nghĩa cho yếu tố "người" và nằm sau yếu tố người. 

Trong cấu trúc tiếng Hán, từ "độc giả" thì ngược lại. Yếu tố "độc" lại xếp trước. 

Nên viết "đọc giả" là không được.

Tương tự, vì sao không mượn từ độc để dùng luôn. Thì câu trả lời là hãy xem các tổ hợp từ sau: độc sách, độc báo, độc truyện,... Thì giống như ở trên, một từ ghép vừa có yếu tố Hán, vừa có yếu tố Việt sẽ không phù hợp về mặt ngữ pháp.

Độc giả là từ mượn, Hán Việt, mang nghĩa là "người đọc". Bạn không thể ghép lung tung được vì nó giữ trong mình ý nghĩa của nó. Trường hợp này từ "đọc" tiếng Việt và từ "độc" Hán Việt gần giống nhau, nhưng từ "thính giả" là "người nghe" hay nhiều từ khác thì không giống 

chữ ĐỘC là hán tự nhé bạn ! Nghĩa là đọc