Tại sao người Việt càng ngày càng quan tâm tới Giáng Sinh ?

  1. Văn hóa

Giáng Sinh là một lễ hội thuộc phạm trù tôn giáo. Tuy nhiên, mình thấy càng ngày người Việt càng có xu hướng quan tâm đặc biệt tới lễ hội này - ngay cả khi họ không theo đạo.

Từ cách đây 10 năm, mình đã thấy các công ty, cửa hàng trang trí cây thông, và vô số các sản phẩm khác vào dịp Giáng Sinh, thậm chí còn trang trí lung linh hơn cả dịp Tết Nguyên Đán, vốn là lễ hội lớn nhất của nước ta.

Vài năm gần đây, mình để ý thấy số sản phẩm trang trí dịp Noel trên thị trường ngày càng tăng, sức mua vô cùng lớn vì nhu cầu tăng cao. Công ty mình tuy có rất ít người theo đạo, nhưng cũng trang hoàng cây thông Noel rất đẹp.

Như vậy, có thể coi như Lễ Giáng Sinh đã vượt qua phạm trù Tôn giáo, trở thành Văn hóa.

Mọi người nghĩ gì về điều này ?

Từ khóa: 

văn hóa

Chou nghĩ nó đã trở thành văn hoá, vì không nhiều lễ hội ở Việt Nam mà mọi người cùng trang hoàng nhà cửa, đường phố.

Mọi người thích cái không khí và tinh thần của lễ Giáng Sinh. Họ thích những giai điệu và hình ảnh của lễ hội này, không nhất thiết phải là người theo đạo mới coi trọng ngày lễ này.

Trả lời

Chou nghĩ nó đã trở thành văn hoá, vì không nhiều lễ hội ở Việt Nam mà mọi người cùng trang hoàng nhà cửa, đường phố.

Mọi người thích cái không khí và tinh thần của lễ Giáng Sinh. Họ thích những giai điệu và hình ảnh của lễ hội này, không nhất thiết phải là người theo đạo mới coi trọng ngày lễ này.

Về quan điểm của mình, xin trích dẫn một đoạn thoại mình rất thích trong film Captain Fantastic (2016) :

--

Rellian: What kind of crazy person celebrates Noam Chomsky's birthday like it's some kind of official holiday? Why can't we celebrate Christmas like the rest of the entire world?

Ben: You would prefer to celebrate a magical fictitious elf, instead of a living humanitarian who's done so much to promote human rights and understanding?

--

Và giới thiệu với các bạn bộ film trên luôn, rất hay và đáng xem.

  1. Chị nghĩ đến tháp nhu cầu của Maslow , khi các nhu cầu cơ bản được đáp ứng, đời sống vật chất nâng cao thì các nhu cầu, đáp ứng về tinh thần ngày càng cao. Vì thế người ta có xu hướng đi chơi, du lịch, hưởng thụ (mua sắm, trang trí, du lịch...) ngày càng nhiều vào các dịp lễ; dù nó ko liên quan tới Tôn giáo, tín ngưỡng hay phong tục, nó chỉ cần cái cớ để ng ta đi.
  2. Các nhãn hàng, các công ty hiểu được nhu cầu, bắt đc insight của người dùng nên ở tất cả các dịp này họ đầu tư cho trang trí, promotion... để kích thích tiêu dùng tăng cao; vô hình chung nó trở thành hiệu ứng xã hội càng lúc càng lớn
Mình hiểu điều này khách quan như sau
Nhiều du khách tây tới Việt Nam họ cũng tới chùa, các di tích tâm linh không thuộc phạm trù văn hóa của họ. Giáng sinh hay lễ Noel là tín ngưỡng phương Tây đã du nhập vào nước ta trong quá trình tiếp biến giáo lưu văn hóa (cái này căn cứ vào lịch sử của Ki tô giáo tới Việt Nam cũng như sự va chạm văn hóa Đông - Tây). Điều này là sự tự nhiên, nó chính là văn hóa