Tại sao Nguyễn Du lại nghĩ sau 300 năm liệu có ai còn khóc Tố Như hay không?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Tôi có trao đổi với họa sĩ, nhà văn hóa Phạm Công Thành và theo ông thì mọi người hiểu sai ý trong bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, nguyên văn như sau: Tùy Hồ hoa uyển tẩn thành khư/ Độc điếu song tiền nhất chỉ thư/Chi phấn hữu thần liên tử hậu/ Văn chương vô mệnh lụy phần dư/ Cổ kim hận sự thiên nan vấn/ Phong vận kỳ oan ngã tự cư/ Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như? Hà nhân là Người nào, nếu hiểu theo nghĩa Có ai hay không thì phải viếtThùy nhân. Theo lác giả Huỳnh Kim Bửu (www.quangduc.com) thì bài thơ trên có thể dịch như sau: Hồ Tây vườn đã thành gò/Viếng nàng ta đọc tập thơ của nàng/Phấn son thuyền cũng bàng hoàng/ Văn chương lụy kiếp tro tàn thếa?/ Hận xưa khôn hỏi trời già/Nỗi oan phong vận minh ta buộc ràng./ Ba trăm năm lẻ mơ màng/ Có ai hậu thếkhóc chàng Tố Như? Nhiều tác giả khác dịch hai câu cuối là Ba trăm năm nữa nào biết được/ thiên hạ ai người khóc Tố Như? Như vậy theo họa sĩ Phạm Công Thành thì mọi người đã hiểu sai câu cuối, nghĩa đúng phải là Thiên hạ ai sẽ là người khóc Tố Như. Chuyện kể rằng Nguyễn Du viết bài thơ này sau khi đọc câu chuyện nàng Tiểu Thanh chép trong tình sử. Theo Huỳnh Kim Bửu thì Tiểu Thanh sống vào đầu đời Minh, là một cô gái tài sắc vẹn toàn, hiếm có trong phận nữ nhi, nhưng cuộc đời và duyên số thì thật chẳng ra gì. Nàng lấy lẽ một người đàn ông họ Phùng và bị vợ cả ghen. Vợ cả buộc nàng phải ra ở riêng, mỗi khi muốn gặp chồng thì phải được vợ cả cho phép, muốn viết thư hỏi han chồng thì thư đó phải được vợ cả “kiểm duyệt”. Cái ghen cùa người vợ cả ngày càng cay nghiệt, khiến Tiểu Thanh phải cảnh giác, đề phòng cả việc nàng bị đầu độc trong các đồ ăn thức uống. Nhà nàng ở cạnh Hồ Tây, thiếu bạn tri âm, nàng chỉ biết dùng thời gian để làm bài thơ tâm sự, lòng mình thổ lộ với mình, lại luôn bị vợ cả rình rập dày vò vô cớ. Chẳng bao lâu, vì buồn bã, sức khỏe Tiểu Thanh sa sút, rồi nàng qua dời, để lại một tập thơ. Người chồng họ Phùng nhờ đọc tập thơ mà hiểu rổ tình cảm của nàng, chàng rất thương tiếc cho người vợ lẽ xấu số và tự trách mình. Tiểu Thanh chết rồi mà vợ cả vẫn ghen đem đốt hết tập thơ của nàng. May sao còn sót lại một số ít bài, người ta gom lại, thành tập Phần dư cảo (Thơ đốt còn sót lại) để lại cho đời. Nguyễn Du, với tấm lòng thương yêu rộng lớn không bờ bến của một bậc thi hào, sau ba trăm năm (theo HS Bùi Công Thành) đã viết lại tình sử của nàng Tiểu Thanh bằng thơ. Ý kiến nào là đúng, xin để độc giả phán xét. Xin nói thêm, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trước tác của dân tộc và được nhân dân yêu thích. Nhiều cụ già không biết chữ nhưng vẫn thuộc làu làu Truyện Kiều. Từ đó người ta có cách làm thơ dựa trên các câu trích từ Truyện Kiều. Đó là một thú vui tao nhã gọi là Lẩy kiều hay Tập Kiều. Nhiều bài Lẩy Kiều rất hay. Có thể nói rằng, Bác Hồ là người sử dụng phương thức lẩy Kiều một cách hết sức rộng rãi nhưng có sự phân biệt, lựa chọn tùy theo nội dung và hình thức biểu đạt. Bác không chỉ sử dụng hình thức lẩy Kiều trong ngôn từ đàm thoại sinh hoạt, mà còn sử dụng cả trong tiểu phẩm báo chí, trong văn hành chính, nghị luận... Đọc Kiều, ta đã từng nhớ tới câu thơ. Thương nhau xin nhớ lời nhau/ Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy. Vận vào câu thơ đó, để biểu đạt ý định của mình cho quần chúng nhân nhân để hiểu, để nhớ, Bác lại viết: Yêu nhau xin nhớ lời nhau/ Việt Minh hội ấy mau mau tìm vào (Bài ca sợi chỉ). Hay, từ câu thơ trong Truyện Kiều: Nỗi riêng, riêng những bàng hoàng/Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn,thì Bác lại viết: Lòng riêng, riêng nhũng bàng hoàng/ Lo sao khôi phục giang san Tiên rồng (Đi thuyền trên sông Đáy). Cũng có lúc, Bác viết một câu có hình thức và nội dung cơ bản giống câu thơ Truyện Kiều, nhưng trong đó vẫn có sự sáng tạo tinh tế. Ví như bài thơ Cảm ơn người tặng cam, Bác viết: Cảm ơn bà biếu gói cam/ Nhận thì không tiện từ làm sao đây/Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai (theo Nguyễn Thị Thọ, ww.hue.vnn.vn). Có thể bạn không đồng ý trích các câu trong Kiều để đố vui với cách xuyên tạc ngôn từ (như bài Cười vui trong Truyện Kiều đăng trên Nguyệt san Thái Bình). Đó là trò chơi kiểu Bút tre nhưng không phải ai cũng có thể chấp nhận.
Trả lời
Tôi có trao đổi với họa sĩ, nhà văn hóa Phạm Công Thành và theo ông thì mọi người hiểu sai ý trong bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, nguyên văn như sau: Tùy Hồ hoa uyển tẩn thành khư/ Độc điếu song tiền nhất chỉ thư/Chi phấn hữu thần liên tử hậu/ Văn chương vô mệnh lụy phần dư/ Cổ kim hận sự thiên nan vấn/ Phong vận kỳ oan ngã tự cư/ Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như? Hà nhân là Người nào, nếu hiểu theo nghĩa Có ai hay không thì phải viếtThùy nhân. Theo lác giả Huỳnh Kim Bửu (www.quangduc.com) thì bài thơ trên có thể dịch như sau: Hồ Tây vườn đã thành gò/Viếng nàng ta đọc tập thơ của nàng/Phấn son thuyền cũng bàng hoàng/ Văn chương lụy kiếp tro tàn thếa?/ Hận xưa khôn hỏi trời già/Nỗi oan phong vận minh ta buộc ràng./ Ba trăm năm lẻ mơ màng/ Có ai hậu thếkhóc chàng Tố Như? Nhiều tác giả khác dịch hai câu cuối là Ba trăm năm nữa nào biết được/ thiên hạ ai người khóc Tố Như? Như vậy theo họa sĩ Phạm Công Thành thì mọi người đã hiểu sai câu cuối, nghĩa đúng phải là Thiên hạ ai sẽ là người khóc Tố Như. Chuyện kể rằng Nguyễn Du viết bài thơ này sau khi đọc câu chuyện nàng Tiểu Thanh chép trong tình sử. Theo Huỳnh Kim Bửu thì Tiểu Thanh sống vào đầu đời Minh, là một cô gái tài sắc vẹn toàn, hiếm có trong phận nữ nhi, nhưng cuộc đời và duyên số thì thật chẳng ra gì. Nàng lấy lẽ một người đàn ông họ Phùng và bị vợ cả ghen. Vợ cả buộc nàng phải ra ở riêng, mỗi khi muốn gặp chồng thì phải được vợ cả cho phép, muốn viết thư hỏi han chồng thì thư đó phải được vợ cả “kiểm duyệt”. Cái ghen cùa người vợ cả ngày càng cay nghiệt, khiến Tiểu Thanh phải cảnh giác, đề phòng cả việc nàng bị đầu độc trong các đồ ăn thức uống. Nhà nàng ở cạnh Hồ Tây, thiếu bạn tri âm, nàng chỉ biết dùng thời gian để làm bài thơ tâm sự, lòng mình thổ lộ với mình, lại luôn bị vợ cả rình rập dày vò vô cớ. Chẳng bao lâu, vì buồn bã, sức khỏe Tiểu Thanh sa sút, rồi nàng qua dời, để lại một tập thơ. Người chồng họ Phùng nhờ đọc tập thơ mà hiểu rổ tình cảm của nàng, chàng rất thương tiếc cho người vợ lẽ xấu số và tự trách mình. Tiểu Thanh chết rồi mà vợ cả vẫn ghen đem đốt hết tập thơ của nàng. May sao còn sót lại một số ít bài, người ta gom lại, thành tập Phần dư cảo (Thơ đốt còn sót lại) để lại cho đời. Nguyễn Du, với tấm lòng thương yêu rộng lớn không bờ bến của một bậc thi hào, sau ba trăm năm (theo HS Bùi Công Thành) đã viết lại tình sử của nàng Tiểu Thanh bằng thơ. Ý kiến nào là đúng, xin để độc giả phán xét. Xin nói thêm, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trước tác của dân tộc và được nhân dân yêu thích. Nhiều cụ già không biết chữ nhưng vẫn thuộc làu làu Truyện Kiều. Từ đó người ta có cách làm thơ dựa trên các câu trích từ Truyện Kiều. Đó là một thú vui tao nhã gọi là Lẩy kiều hay Tập Kiều. Nhiều bài Lẩy Kiều rất hay. Có thể nói rằng, Bác Hồ là người sử dụng phương thức lẩy Kiều một cách hết sức rộng rãi nhưng có sự phân biệt, lựa chọn tùy theo nội dung và hình thức biểu đạt. Bác không chỉ sử dụng hình thức lẩy Kiều trong ngôn từ đàm thoại sinh hoạt, mà còn sử dụng cả trong tiểu phẩm báo chí, trong văn hành chính, nghị luận... Đọc Kiều, ta đã từng nhớ tới câu thơ. Thương nhau xin nhớ lời nhau/ Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy. Vận vào câu thơ đó, để biểu đạt ý định của mình cho quần chúng nhân nhân để hiểu, để nhớ, Bác lại viết: Yêu nhau xin nhớ lời nhau/ Việt Minh hội ấy mau mau tìm vào (Bài ca sợi chỉ). Hay, từ câu thơ trong Truyện Kiều: Nỗi riêng, riêng những bàng hoàng/Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn,thì Bác lại viết: Lòng riêng, riêng nhũng bàng hoàng/ Lo sao khôi phục giang san Tiên rồng (Đi thuyền trên sông Đáy). Cũng có lúc, Bác viết một câu có hình thức và nội dung cơ bản giống câu thơ Truyện Kiều, nhưng trong đó vẫn có sự sáng tạo tinh tế. Ví như bài thơ Cảm ơn người tặng cam, Bác viết: Cảm ơn bà biếu gói cam/ Nhận thì không tiện từ làm sao đây/Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai (theo Nguyễn Thị Thọ, ww.hue.vnn.vn). Có thể bạn không đồng ý trích các câu trong Kiều để đố vui với cách xuyên tạc ngôn từ (như bài Cười vui trong Truyện Kiều đăng trên Nguyệt san Thái Bình). Đó là trò chơi kiểu Bút tre nhưng không phải ai cũng có thể chấp nhận.