Tại sao nhiều khi chúng ta bụng không đói nhưng miệng vẫn muốn ăn?

  1. Tâm lý học

Bạn đã bao giờ có cảm giác cực kỳ thèm ăn một loại thức ăn nào đó, mặc dù trong bụng không hề đói chưa?

Câu trả lời chắc chắn là ''Rồi, tôi đã từng''.

Nếu bạn đang lo sợ rằng bạn có thể là một trong số ít những người mắc một chứng bệnh lý nào đó, dẫn đến việc thường xuyên thèm ăn ngay cả khi không đói, thì bạn có thể thở phào nhẹ nhõm khi biết rằng thực chất hầu hết con người đều đã từng rơi vào tình trạng này.

Ở phương tây, thậm chí người ta còn đặt hẳn cho nó một cái tên là ''psychological hunger'', tức là cảm giác đói đói, thèm thèm một món ăn gì đó, mặc dù thực sự bạn không hề đói. Dân gian Việt Nam thường mô tả trạng thái này với câu nói ''no lòng đói con mắt''.

Vậy chính xác thì nguyên nhân nào khiến ta rơi vào trạng thái này?

Theo các nhà nghiên cứu, khi chúng ta thèm ăn, bên cạnh nguyên nhân về thể lý (chúng ta đói, cần bổ sung thêm năng lượng, khoáng chất vào cơ thể, tức là ''physical hunger'') thì có ít nhất 2 nguyên nhân về tâm lý:

Image result for psychological hunger

1) Chúng ta ăn dựa trên cảm xúc (''emotional hunger''):

Chắc hẳn bạn từng nghe kể về những trường hợp của những người bị mắc các chứng như trầm cảm, có lối sống tách biệt với xã hội, thường xuyên có tâm trạng không tốt, buồn bã,...lại thường là những người...béo phì??

Nguyên nhân là vì não bộ của chúng ta nhìn nhận các cảm giác tiêu cực này như một ''sự thất thoát'', ở đây có thể là thất thoát về năng lượng, về calories. Vì thế nó phát ra các tín hiệu khiến chúng ta thèm ăn, với hy vọng lượng thức ăn nạp vào có thể giúp khỏa lấp các thất thoát này.

Vấn đề này có liên quan đến các hormone tâm lý ở con người. Giống như việc hầu hết chúng ta thích ăn chocolate, vì chocolate có khả năng kích thích cơ thể chúng ta giải phóng endorphines - hormone tạo sự thăng hoa, hạnh phúc.

2) Khi ăn tại các bữa tiệc (''social hunger''):

Về bản năng, cũng như xuyên suốt chiều dài lịch sử, con người thường quây quần bên nhau trong các bữa tiệc. Và họ thường làm gì trong các bữa tiệc này?? Tất nhiên là ăn! Khi chúng ta tiến hóa và phát triển dần, bước vào kỷ nguyên hiện đại, bản năng này vô hình trung cũng đi theo chúng ta.

Đó là lý do tại sao trong những buổi tụ tập, nhậu nhẹt với bạn bè, cho dù khi bạn không cảm thấy đói, bạn vẫn có khuynh hướng muốn tiếp tục ăn. Hành động ăn khi đó không chỉ đơn giản là vì bạn muốn nạp thêm thức ăn vào, mà như một cách để chia sẻ niềm vui nơi bàn tiệc với những người xung quanh.

Làm sao phân biệt ''physical hunger'' và ''psychological hunger''?

Một trong những cách dễ nhất là bạn phải chú ý lắng nghe cơ thể mình. Nếu bạn cảm thấy choáng váng, mệt mỏi, uể oải, hoặc dạ dày bạn liên tục kêu ''sồn sột'',...thì đây đều là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thực sự thiếu năng lượng. Bạn thực sự cần phải ăn.

Còn nếu không phát hiện thấy những biểu hiện về mặt thể lý trên, thì nhiều khả năng là bạn chỉ đang ''no lòng đói con mắt''. Lúc này, thay vì ăn, các chuyên gia khuyên chúng ta cần uống nhiều nước. Việc này vừa khá có lợi cho cơ thể, vừa giúp bạn xua tan cảm giác thèm ăn.

Một cách khác là trong các bữa ăn chính, bạn hãy cố gắng nạp vào cơ thể một lượng kha khá protein (thịt, cá, trứng, sữa). Khi cơ thể có nhiều protein, nó sẽ cảm thấy no lâu hơn, và nhờ đó mà bạn sẽ không thường xuyên có cảm giác muốn ăn.

Các bạn có thể chia sẻ một vài bí quyết chống thèm ăn của mình không?

Từ khóa: 

no lòng đói con mắt

,

ăn kiêng

,

dinh dưỡng

,

tâm lý học

,

psychological hunger

,

tâm lý học

Thank you chia sẻ của bạn.

Vậy mình có câu hỏi: nên ăn uống khi cơ thể đói, hay nạp theo tuần suất bình thường (sáng, trưa, tối)? Hóng thông tin từ chủ thớt

Trả lời

Thank you chia sẻ của bạn.

Vậy mình có câu hỏi: nên ăn uống khi cơ thể đói, hay nạp theo tuần suất bình thường (sáng, trưa, tối)? Hóng thông tin từ chủ thớt