Tại sao ở Việt Nam khan hiếm nữ giáo sư?

  1. Xã hội

Theo thống kê của Thanh Niên, hơn 40 năm qua trong tổng số hơn 1.600 nhà giáo – nhà khoa học được phong GS thì phụ nữ chỉ khoảng 6% (xấp xỉ 100 người). Trong danh sách 29 nhà khoa học được Chính phủ phong GS năm 1976, không có một nhà khoa học nữ nào. Từ năm 1980, việc phong hàm GS, PGS trở thành một hoạt động thường xuyên, có 83 GS được phong thì chỉ duy nhất GS Hoàng Xuân Sính (toán) là nữ. Về sau, nữ cũng chỉ xuất hiện lác đác trong các danh sách phong GS nhưng phân bố không đều, chủ yếu là ở các ngành y, dược, hóa, công nghệ thực phẩm, kinh tế…Vậy đâu là nguyên nhân khiến nữ giáo sư ở VN khan hiếm như vậy?

Từ khóa: 

xã hội

Có thể do có một định kiến gì đó khiến cho Việt Nam không có nhiều nữ giáo sư. Trên thực tế, dù hiện tại nói là bình đẳng về mọi thứ, nhưng nước ta vẫn có nhiều những cổ tục khác nhau, quan điểm xã hội lẫn lộn đan xen khiến cho phái nữ chưa được tự do chủ động trong tất cả các ngành nghề. Cũng có thể do nhu cầu khoa học nào đó của nữ giới khác nam giới và khả năng mong muốn nên giáo sư mới có ít người là nữ.
Trả lời
Có thể do có một định kiến gì đó khiến cho Việt Nam không có nhiều nữ giáo sư. Trên thực tế, dù hiện tại nói là bình đẳng về mọi thứ, nhưng nước ta vẫn có nhiều những cổ tục khác nhau, quan điểm xã hội lẫn lộn đan xen khiến cho phái nữ chưa được tự do chủ động trong tất cả các ngành nghề. Cũng có thể do nhu cầu khoa học nào đó của nữ giới khác nam giới và khả năng mong muốn nên giáo sư mới có ít người là nữ.

Mình nghĩ không chỉ ở Việt Nam mà đây là tình trạng chung trên toàn thế giới. So với nam giới thì những người phụ nữ học cao, địa vị cao nó cũng ít hơn trông thấy. Vấn đề này chắc liên quan tới định kiến về giới, rằng phụ nữ thì nên tập trung chăm sóc gia đình hơn là xây dựng sự nghiệp. Mặc dù những năm gần đây thì những định kiến xã hội như vậy cũng chìm dần rồi nhưng sẽ còn mất nhiều thời gian để nữ giới và nam giới có thể bình đẳng và cân bằng trong công việc được.