Có nên lấy lòng sếp không?

  1. Kỹ năng mềm

Mình mới vào làm ở 1 công ty mới, nghe bảo ở đây nhân viên nịnh nọt, lấy lòng sếp ghê lắm. Không biết mình có nên làm thế khi mới vào đây không :((

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Có, ai mà ko thích nghe lời khen, không chỉ mỗi sếp mà tất cả mọi người. Nghe lời êm tai thì thái độ sẽ khác, trong công việc cái thái độ đó ảnh hưởng rất nhiều. Nhưng cũng đừng có nịnh quá hay nịnh lộ quá, ảnh hưởng đến tự tôn cá nhân và hình ảnh trong mắt ng khác, trong đó cái tự tôn rất quan trọng.

1 ví dụ đơn giản, ko phải với sếp mà với chị đối tác của mình (và họ đứng cửa trên). Chị kế toán bên mình gọi điện thoại, ko biết mặt nhỡ gọi bằng cô, 1 lần và mãi mãi, mấy năm rồi chưa dám đến lại, mấy đứa em trong cty mình và cả công ty khác cũng sợ chị ấy như sợ cọp, nói chung là có tiếng tăm. Nhưng mình và sếp mình thì vô tư, làm việc dễ dàng, ít khi la ó, vì đơn giản lâu lâu: ô, chị đổi kiểu tóc này trẻ ra ghê, hay cái áo xì teen gớm, mặc zô trẻ măng hỉ,... Mấy cái đó cũng thật chứ ko giả, nhưng chớp lấy và nói thì họ thích, và công việc của mình thì nhờ đó mà trôi nhanh.

Do đó, lấy lòng là rất cần thiết, đừng đổi trắng thay đen quá là đc, cuộc sống sẽ dễ dàng ngay.

Trả lời

Có, ai mà ko thích nghe lời khen, không chỉ mỗi sếp mà tất cả mọi người. Nghe lời êm tai thì thái độ sẽ khác, trong công việc cái thái độ đó ảnh hưởng rất nhiều. Nhưng cũng đừng có nịnh quá hay nịnh lộ quá, ảnh hưởng đến tự tôn cá nhân và hình ảnh trong mắt ng khác, trong đó cái tự tôn rất quan trọng.

1 ví dụ đơn giản, ko phải với sếp mà với chị đối tác của mình (và họ đứng cửa trên). Chị kế toán bên mình gọi điện thoại, ko biết mặt nhỡ gọi bằng cô, 1 lần và mãi mãi, mấy năm rồi chưa dám đến lại, mấy đứa em trong cty mình và cả công ty khác cũng sợ chị ấy như sợ cọp, nói chung là có tiếng tăm. Nhưng mình và sếp mình thì vô tư, làm việc dễ dàng, ít khi la ó, vì đơn giản lâu lâu: ô, chị đổi kiểu tóc này trẻ ra ghê, hay cái áo xì teen gớm, mặc zô trẻ măng hỉ,... Mấy cái đó cũng thật chứ ko giả, nhưng chớp lấy và nói thì họ thích, và công việc của mình thì nhờ đó mà trôi nhanh.

Do đó, lấy lòng là rất cần thiết, đừng đổi trắng thay đen quá là đc, cuộc sống sẽ dễ dàng ngay.

Mình không nịnh nọt sếp bao giờ thậm chí trong công việc còn hay debate với sếp, cãi sếp khi trao đổi và bảo vệ quan điểm nhưng các sếp ít khi ghét hay đì mình (thậm chí khá chiều mình) vì hai lý do:

  1. Mình được việc: tập trung cho công việc, có cãi cũng là để giải quyết công việc, vì mục tiêu chung của team, của công ty , của sếp.
  2. Tâm lý & tinh tế: Mình hay quan sát, thường ko tặng quà lễ tết bao giờ nhưng sinh nhật sếp hay ví dụ chơi với con sếp thì sinh nhật bé thi thoảng mua tặng món đồ nhỏ nhỏ, hay đi chơi về mua chút quà quần áo đồ chơi cho bé nhà sếp. Kiểu giá trị ko quá cao nhưng biết để ý một chút, đủ thân thì có thể kéo gần quan hệ bằng những hành động nhỏ như thế. Còn nịnh theo kiểu khen này khen kia thì mình ít lắm :))

Nói chung cũng tùy style sếp nữa. Còn từ kinh nghiệm của mình thì việc xây dựng được năng lực, giá trị được việc là quan trọng nhất. Mấy thứ quan hệ kéo gần kia thì sẽ bổ sung thêm, nếu cứ tập trung vào nịnh nọt người khác mà bỏ quên việc tạo giá trị thfi đi đâu cũng khó có được giá trị rõ của bản thân mà khi đó giá trị của bạn nằm ở chỗ sếp có cho bạn giá trị đó ko.

Đa phần người thành công trong công việc đều là những người nịnh nọt . Muốn thăng tiến dễ dàng thì nịnh nọt là cách hữu hiệu nhất . Năng lực rất quan trọng nhưng cái nhìn của sếp còn quan trọng hơn . Nếu năng lực mà xuất sắc vượt bậc thì chả cần nịnh nọt cả , có khi sếp còn nịnh lại :))

Có. Nhưng lấy lòng ở đây không phải nịnh nọt, nẻo mép, trở thành kiểu người mà người ta ngán ngẩm. Lấy lòng ở đây là ăn nói, hành động có chừng mực, vui thôi đừng vui quá, là làm tốt công việc được giao.

Để làm đc sếp thì đầu óc của họ cũng đã đầy sạn và đủ thông minh để nhận ra bạn nịnh hay không nịnh rồi. Có chăng là sẽ có sếp thích sếp không. Cho nên thay vì thay đổi bản thân để thích ứng theo sở thích của từng sếp khác nhau thì nên bồi dưỡng EQ, cách ứng xử khéo léo, tinh tế (mình k bàn đến năng lực công việc) thì mới đi đường dài được.