Tại sao ở Việt Nam lại có hiện tượng Tam giáo đồng nguyên?

  1. Văn hóa

  2. Tôn giáo

“Tam giáo đồng nguyên" là ba nền tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo… cùng một gốc, gốc đó là Đức Chúa Trời Ngọc Hoàng Thượng Đế, mà ngày nay gọi là Đấng Cao Đài. Tư tưởng Tam giáo đồng nguyên có từ thời nhà Tống bên Tàu, cách nay khoảng 1.100 năm.

Lần lại lịch sử đã qua, hiện tượng nổi trội nhất trong đời sống văn hóa – tư tưởng thời Lý - Trần: Đó là hiện tượng Tam giáo đồng nguyên (hay là sự dung hợp nhuần nhuyễn giữa 3 tôn giáo: Nho – Phật – Đạo thời bấy giờ).

https://cdn.noron.vn/2022/06/02/38292845911367010-1654136010.jpg
Từ khóa: 

tam_giao_dong_nguyen

,

viet_nam

,

ton_giao

,

văn hóa

,

tôn giáo

Để mình phân tích thế này cho bạn dễ hiểu nhé:

- Lão giáo thì cho vạn vật đều có nguồn gốc là Đạo, cuộc đời là phù vân, hơi đâu mà lo nghĩ.

- Phật giáo thì cho vạn vật do Chân như mà ra, sắc với không là một, sự sinh sinh hóa hóa là do vọng niệm chớ không có thực.

- Nho giáo thì cho sự biến hóa trong Vũ trụ là do nhất động nhất tịnh của Thái cực mà ra.

Thành thử cái gốc của Tam giáo vốn là một, mà cái ngọn thì chia ra khác nhau. Tóm lại, ở Trung Hoa, Tam giáo vốn đồng nguyên, nhưng về cách lập giáo và thuyết minh của mỗi giáo có khác, làm cho người ta lầm tưởng Tam giáo khác hẳn nhau”.

Trả lời

Để mình phân tích thế này cho bạn dễ hiểu nhé:

- Lão giáo thì cho vạn vật đều có nguồn gốc là Đạo, cuộc đời là phù vân, hơi đâu mà lo nghĩ.

- Phật giáo thì cho vạn vật do Chân như mà ra, sắc với không là một, sự sinh sinh hóa hóa là do vọng niệm chớ không có thực.

- Nho giáo thì cho sự biến hóa trong Vũ trụ là do nhất động nhất tịnh của Thái cực mà ra.

Thành thử cái gốc của Tam giáo vốn là một, mà cái ngọn thì chia ra khác nhau. Tóm lại, ở Trung Hoa, Tam giáo vốn đồng nguyên, nhưng về cách lập giáo và thuyết minh của mỗi giáo có khác, làm cho người ta lầm tưởng Tam giáo khác hẳn nhau”.

Vạn Pháp đều là Đạo Lý từ Vũ Trụ mà ra. nên khi bạn tìm hiểu về Tôn Giáo sẽ thấy có nhiều giáo lý giới luật đồng nhất/giao thoa giữa các Đạo Giáo khác nhau.
Trong bối cảnh Đông Á nói chung, dù ở mức độ này hay mức độ khác, các nước đều chịu ảnh hưởng của các nền văn minh lớn Trung Hoa và Ấn Độ. Trước hết phải kể tới đó là sự ảnh hưởng của văn hoá, đặc biệt là tôn giáo (chủ yếu là Nho giáo, Phật giáo Đạo giáo, Ấn Độ giáo….). 
Trên nền tảng nền văn hoá bản địa Đông Nám Á nông nghiệp, các tôn giáo Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo vào nước ta đã được biến đổi linh hoạt để phù hợp với văn hoá chủ thể Việt Nam. Để khẳng định chỗ đứng trong đời sống tinh thần của người Việt, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có lối đi riêng với những hình thức khác nhau, có khi ôn hòa, có khi gay gắt, dần ăn sâu, cắm rễ vào mảnh đất Đại Việt. Các tôn giáo này đã dần hòa nhập với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt và bản thân chúng cũng kết hợp, hòa hợp, thống nhất lẫn nhau, ở cùng một nguồn gốc, hình thành hình thức Tam giáo đồng nguyên.
 
https://cdn.noron.vn/2022/06/08/728681823711967486-1654657128.jpg
 
Yêu cầu củng cố và xây dựng một quốc gia Đại Việt độc lập, thống nhất, hùng mạnh cả về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa nhằm cố kết, thống nhất sức mạnh toàn dân tộc để chống lại các cuộc xâm lăng của quân Tống thời Lý, giặc Mông - Nguyên thời Trần đòi hỏi cần thống nhất sức mạnh vật chất và tinh thần, thống nhất tư tưởng, hình thành sự dung hợp giữa yếu tố văn hoá ngoại sinh với yếu tố văn hoá địa phương và sự dung hợp giữa các yếu tố văn hóa ngoại sinh đã được địa phương hóa với nhau.Ý thức dân tộc, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng dân tộc, cùng với các yếu tố triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị - xã hội của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đã trở thành những nhân tố tinh thần tiêu biểu ảnh hưởng đến đời sống tinh thần xã hội thời kỳ này nói chung, đến tư tưởng chính trị nói riêng.

 Chính vì vậy mà hình thành nên quan niệm “Tam giáo đồng quy”. Sự dung hoà “Tam giáo” là một thực thể hình thành một cách tự nhiên trong tình cảm và việc làm của người dân và đến thời kỳ Lý - Trần thì được chính quyền công nhận rộng rãi. Dung hoà “Tam giáo” không chỉ trong đời sống xã hội của người dân mà tồn tại trên cả bộ phận bên trên tức bộ phận quý tộc phong kiến.