Tại sao phải học khi nhiều người "học giỏi vẫn thất nghiệp"?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

giáo dục

Chào bạn, mình nghĩ "học giỏi vẫn thất nghiệp" là nhận xét phiến diện, mang tính định kiến. Nếu muốn phát triển nền kinh tế tri thức, thì ngoài học, còn có con đường nào khác?

Chỉ cần học được cách làm người thôi, là đã rất khó thất nghiệp rồi. Chưa kể là trong đời người còn học thêm những kiến thức, kỹ năng hữu ích khác nữa thì sao lại có thể thất nghiệp được nhỉ?

Với câu hỏi này, mình thấy cuốn sách Khuyến học của tác giả Fukuzawa Yukichi rất đáng đọc, nếu bạn muốn tìm hiểu lời giải thích thấu đáo.

Cá nhân mình nghĩ có thể thay đổi cách tiếp cận là "Học giỏi, chăm chỉ thực hành, nỗ lực phấn đấu thì sẽ không lo thất nghiệp". Như vậy sẽ thực tế hơn và tránh được tình trạng một số người thiếu thiện chí đem câu nói "học giỏi vẫn thất nghiệp" ra làm tấm bình phong, cổ vũ cho sự lười học, ỷ lại, bất mãn.

Nếu bạn biết ai đó học thực sự giỏi (những thứ có ích) mà vẫn thất nghiệp thì mong bạn chia sẻ lên Noron. Mình tin rằng đây là sân chơi bổ ích để họ biết người, biết ta hơn.

Vàng thật thì sao lại ngại thử lửa nhỉ?

Trả lời

Chào bạn, mình nghĩ "học giỏi vẫn thất nghiệp" là nhận xét phiến diện, mang tính định kiến. Nếu muốn phát triển nền kinh tế tri thức, thì ngoài học, còn có con đường nào khác?

Chỉ cần học được cách làm người thôi, là đã rất khó thất nghiệp rồi. Chưa kể là trong đời người còn học thêm những kiến thức, kỹ năng hữu ích khác nữa thì sao lại có thể thất nghiệp được nhỉ?

Với câu hỏi này, mình thấy cuốn sách Khuyến học của tác giả Fukuzawa Yukichi rất đáng đọc, nếu bạn muốn tìm hiểu lời giải thích thấu đáo.

Cá nhân mình nghĩ có thể thay đổi cách tiếp cận là "Học giỏi, chăm chỉ thực hành, nỗ lực phấn đấu thì sẽ không lo thất nghiệp". Như vậy sẽ thực tế hơn và tránh được tình trạng một số người thiếu thiện chí đem câu nói "học giỏi vẫn thất nghiệp" ra làm tấm bình phong, cổ vũ cho sự lười học, ỷ lại, bất mãn.

Nếu bạn biết ai đó học thực sự giỏi (những thứ có ích) mà vẫn thất nghiệp thì mong bạn chia sẻ lên Noron. Mình tin rằng đây là sân chơi bổ ích để họ biết người, biết ta hơn.

Vàng thật thì sao lại ngại thử lửa nhỉ?

Gì thế nhờ ? Biết biển rộng được bao nhiêu khi thuyền mãi bám bờ <3

Từ giỏi là một tính từ khá vô nghĩa và nó cần đi cùng một khả năng cụ thể mới định hình được một cách rõ ràng “giỏi cái gì”. Với nền giáo dục bình thường, giáo dục khai minh thì người học giỏi sẽ là người giỏi. Thế nhưng khi giáo dục còn tồn tại sự hư học bên cạnh thực học thì cần phân biệt người học giỏi, thi giỏi và người giỏi. Người giỏi chưa chắc đã học giỏi và người học giỏi chưa chắc đã là người giỏi.

Nếu đưa ra được con số thống kê là bao nhiêu phần trăm người học giỏi nhưng vẫn thất nghiệp thì sẽ dễ minh chứng hơn để giải thích câu hỏi tại sao chúng ta phải học giỏi. Nhưng tôi tin chắc một điều là tỷ lệ những người học giỏi thành công hơn những người không học là rất lớn, vậy nên nếu bạn không học khả năng bạn thất bại thất nghiệp còn nhiều hơn đấy. 

học nó chỉ đáp ứng cho các bạn phần cơ bản, nền tảng thôi, còn xin được việc hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ví dụ như các kỹ năng mềm; khả năng thích nghi với công việc; thái độ cầu tiến và học hỏi... nhưng dù thế nào thì học vốn nó đã là nền tảng rồi, không học thì ra ngoài đời chả làm được gì chứ đừng nói là xin việc. 

Thất nghiệp hay không còn phải dựa vào nhiều yếu tố nữa, học giỏi không có nghĩa là bạn ra trường tìm được việc, nó còn dựa vào thái độ và các kỹ năng mềm của bạn nữa. Nhiều nhà tuyển dụng chọn người dựa trên kỹ năng và thái độ chịu có học hỏi, tìm tòi, chăm chỉ hơn là một người cầm tấm bằng giỏi nhưng hống hách.