Tại sao phản ứng đầu tiên khi gặp nguy hiểm là đứng bất động?

  1. Tâm lý học

Tại sao khi chúng ta gặp nguy hiểm thì chúng ta thường cơ đơ người và nhìn sự nguy hiểm xảy ra thay vì phản ứng luôn trong lúc đấy.

Ví dụ như giao thông nước mình đây, nhiều lúc đang đi ô tô gặp xe máy sang đường, tự nhiên có bà lead ở đâu đang đi sang đường gặp đến mình thì đứng phắt lại 1 lúc mới đi???? Tôi nghĩ là không chỉ bả mà hầu hết mng cũng sẽ làm như vậy, tại sao nhỉ?

Từ khóa: 

tâm lý học

,

tâm lý học

Mình nghĩ có thể là do lúc đó quá đột ngột, nhất thời các dây thần kinh chưa kịp truyền tín hiệu đến não nên làm gì tiếp theo nên mới bất động á

Trả lời

Mình nghĩ có thể là do lúc đó quá đột ngột, nhất thời các dây thần kinh chưa kịp truyền tín hiệu đến não nên làm gì tiếp theo nên mới bất động á

Càng vào lúc cấp bách, con người càng biểu hiện rõ đặc tính hoặc bản năng của người nguyên thủy.
Theo lẽ thường, khi gặp nguy hiểm, phản ứng đầu tiên của các loài động vật sẽ là chạy trốn, né tránh ngay lập tức. Nhưng sự thật không phải như vậy. Tất cả các loài động vật, bao gồm con người, khi gặp chuyện ngoài ý muốn hoặc đối mặt với nguy hiểm đều phản ứng theo trình tự như sau: khựng lại rồi mới chạy trốn hoặc chiến đấu. Ví dụ, khi thấy một chiếc xe sắp sửa lao vào mình, con người không co cẳng chạy ngay, mà cứng đờ người, đứng nguyên tại chỗ, một lát sau mới chạy.
Đây là cách phòng thủ hữu hiệu nhất do hệ thống limbic (hay còn gọi là hệ viền) trong não bộ con người đưa ra. Limbic là một phần quan trọng của hệ thần kinh trung ương ở các loài động vật bậc cao, là một tập hợp các cấu trúc não nằm ở cả hai bên đồi thị, ngay bên dưới vỏ não, chức năng chính là điều hòa cảm xúc, hành vi, liên quan chặt chẽ tới việc hình thành ký ức và đóng vai trò quan trọng trong sự sống còn của cá thể và duy trì giống loài.
Quay trở lại vấn đề chính, tại sao toàn thân đông cứng trong tích tắc lại là cơ thế phòng vệ? Chạy trốn ngay lập tức không tốt hơn sao? Thực tế có vẻ không phải vậy. Thời nguyên thủy, tổ tiên loài người sinh sống trên những thảo nguyên rộng lớn ở châu Phi nơi có tầm nhìn khoáng đạt, ít vật che chắn. Nhưng cũng chính vì thế, con người phải đối mặt với nhiều loài thú ăn thịt. Chúng chạy nhanh hơn và khỏe hơn con người, đặc biệt là vô cùng nhạy cảm với những vật di chuyển. Ngày nay, đa số chúng ta cũng biết rằng nhiều loài động vật có giác quan nhạy bén để nhận biết sự di chuyển của các vật thể xung quanh. Do đó, khi gặp động vật ăn thịt, bỏ chạy có thể bị coi là tín hiệu tấn công, điều này sẽ kích thích chúng tấn công con người. Ngoài ra, một số loài vật không ăn xác chết, thế nên mới có câu chuyện lúc gặp gấu trong rừng, nếu không kịp trèo lên cây có thể nằm xuống đất giả chết.
Các loài động vật thường ít chú ý cũng ít hứng thú đối với các vật tĩnh. Trong quá trình tiến hóa, điều này đã được ghi lại trong hệ thống limbic, từ đó con người dần hình thành cơ chế phòng vệ tương ứng với phản xạ có điều kiện là đứng nguyên tại chỗ khi gặp nguy hiểm, sau đó mới đưa ra phản ứng khác theo phân tích và quyết định của não bộ. Cơ chế này vẫn còn tồn tại đến ngày nay với phạm vi ảnh hưởng cực lớn.
- trích sách "Tâm lý học thói quen - Quan sát có chủ đích" -

Cứ thử gặp một cái ô tô đang chạy 50km/h và bất ngờ tông thẳng vào bạn trong 5s tới xem 🙂 Hiểu vấn đề luôn, đơ cứng người không phản ứng kịp. Não còn chưa kịp bắt nổi sự kiện tai nạn luôn ấy chứ mà chuyển tín hiểu xuống chân tay. 

Vì nó xảy ra tức thời quá không kịp để động não gì cả 😗

Dưới đây là câu trả lời:

Nhưng điều này có thể vượt qua được nhờ rèn luyện, như những người lính trong quân đội, công an thường xuyên phải đối mặt với hiểm nguy hoặc những tình huống ngặt nghèo thì họ sẽ phản ứng tốt hơn so với người thường không có kinh nghiệm.

Trừ khi là được chuẩn bị từ trước hoặc có đủ thời gian để phản ứng thì mới chủ động được. Bao giờ việc nhận thức cũng phải đi đầu sau đó mới hành động mà, nếu mà nguy hiểm không chờ đợi thì 90% là nghẻo luôn.