Tại sao phụ nữ thích shopping ?

  1. Tâm lý học

Hôm nay mình mở tủ quần áo và mình lại không-có-gì-để-mặc-hết, thế là mình tiện tay ra ngoài mua quần áo luôn. Mình mua một bộ váy rất đẹp, cơ mà nó sẽ hợp với cái túi xách kia, đôi bông tai nọ, đôi giày cao gót đế vuông vừa nhắm và cả cái nón này nữa. Thế theo bạn thì mình sẽ mua hết chứ?

Chúng ta luôn những tưởng chúng ta là con người thông minh, chúng ta sở hữu đồ đạc chúng ta muốn nhưng đó là một điều sai lầm. Chính đồ đạc đang sở hữu chúng ta, đang chi phối hành động của chúng ta. Tại sao vậy? Hiệu ứng Diderot, được đặt theo tên một triết gia người Pháp khi ông nhận ra bản chất của vấn đề, ông cho rằng việc sở hữu một món đồ mới sẽ dẫn đến việc tạo ra vòng xoáy mua sắm khiến cho việc tạo ra vòng xoáy mua sắm và kết quả là bạn mua nhiều thứ mà bạn không cần chỉ để thỏa mãn.

Như câu hỏi mình đặt ra, làm cách nào việc mua sắm lại khiến phụ nữ trở nên hào hứng đến vậy. Ở đây, mình sẽ muốn nhìn nhận nó ở nhiều khía cạnh khác nhau.

  1. Họ là phụ nữ. Họ được sinh với một nhu cầu làm đẹp và thể hiện cái đẹp của bản thân mình cho mọi người. Thậm chí, trong hội họa thời Phục Hưng, hình ảnh người phụ nữ còn mang một nét khiêu gợi người nhìn. Việc thể hiện cái đẹp có lẽ với thời nay khi nam nữ bình đẳng sẽ ít nhiều vẫn có sự chênh lệnh giữa hai phái về mặt khoa học trong nhu cầu thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của bản thân.
  2. Do chúng ta đang sống trong một mô hình xã hội bầy đàn bậc cao, do đó, chúng ta vẫn đang bị lối sống này ảnh hưởng đến bản tính của mình. Điều này từ đó gây ra hiệu ứng tâm lí đám đông và bạn có thể thấy rõ điều này qua Hội chị em bạn dì của bạn, của mẹ bạn với các bà hàng xóm. Chẳng hạn khi một người trong nhóm có một món đồ mới, thì tất cả mọi người đều vô thức mong muốn có một món đồ tương tự và sở hữu chúng.
  3. Shopping để xả stress là có thật. Đầu tiên, bạn sẽ thấy rằng việc shopping có mang lại cho bạn cảm giác thoải mái, được tác động dưới nhiều yếu tố như chất vải đẹp, bộ đồ tôn dáng, màu sắc của đèn cũng như gương ở phòng thử đồ khiến bạn đẹp hơn bình thường rất nhiều lần và cả những lời khen từ nhân viên bán hàng nữa. Những yếu tố đó làm bạn thêm yêu bộ đồ mình đang mặc và bạn thực sự hạnh phúc với điều đó. Từ đó, dopamine hay "hóa chất hạnh phúc" sẽ khiến cho bạn trở nên thoải mái hơn và làm bạn phát nghiện cái cảm giác đó và mong muốn được tiếp tục thử nó thêm một lần nữa, trong một bộ đồ khác.

Cốt lõi của hiệu ứng Diderot chính là sự gợi nhắc, khi sự gợi nhắc xảy ra, nó sẽ làm bạn nhớ đến cảm giác mà dopamine đã từng đem đến và điều này càng khiến bạn có nhu cầu sở hữu những đồ vật mà bạn không thực sự cần. Và nó cũng chính là lí do tại sao ngành marketing lại ồn ào đến thế, vì thật sự họ cần khách hàng để thu về lợi nhuận. Đó là lí do tại sao bạn luôn nhận được những email, những quảng cáo khuyến mãi về mặt hàng vì đó chính là cách họ khéo léo gợi nhắc bạn về thương hiệu cũng như những gì họ đang kinh doanh.

Tuy nhiên, chúng ta không đổ tội cho ngành quảng cáo, vì chính chúng ta là thứ chi phối ngành nghề này cũng như ngành này không tự thân được sinh ra. Do đó, chính chúng ta nên tiết chế hành động mua sắm của chính mình và có lẽ không chỉ phụ nữ mà ngay cả đàn ông cũng vậy. Vì cho dù có thuộc giới tính nào thì chúng ta sẽ luôn có một số sở thích quen thuộc và cần phân biệt giữa "thói quen mua sắm" và "sưu tầm". Ở đây "sưu tầm" có cùng một hành động nhưng cả hai sẽ mang mục đích và ý nghĩa khác nhau. Hãy nhớ rằng mong muốn sở hữu vật chất là một suy nghĩ mà tâm trí bạn đưa ra, không phải một mệnh lệnh mà bạn tuân theo nên hãy cần cân nhắc nhất có thể với từng trường hợp nhé.

Và chia sẻ một tí về câu chuyện của mình ở đầu bài, mình là một minimalist và chính xác là mình không-có-gì-để-mặc-hết mỗi khi đi một sự kiện đặc biệt nào đó vì mình đã thu dọn hết đồ đạc. Vì thế mình lựa chọn mua những món đồ mắc tiền, chất lượng tốt và dễ phối với cả tủ đồ nhưng vẫn giữ được sự tinh giản trong trang phục. Nếu mọi người có những rắc rối hay chia sẻ gì thì cứ chia sẻ với mình nhé.

Từ khóa: 

tâm lý học

,

hiệu ứng diderot

,

tâm lý học