Tại sao sân Mỹ Đình sức chứa 40.000 nhưng lại chỉ bán 20.000 vé cho cổ động viên?

  1. Thể thao

Từ khóa: 

aff cup 2018

,

vé bóng đá

,

bóng đá

,

thể thao

Mình xin trả lời câu hỏi này bằng những thông tin mình tìm hiểu được:

  • Đầu tiên, nói luôn là 20.000 vé bán cho cổ động viên là đúng luật.
  • Tiếp theo là 20.000 vé còn lại dành cho ai? Trả lời nhanh: là vé mời, và thường được chia làm 2 dạng: vé dành cho khách mờihội cổ động viên:

1) Dạng khách mời, lại chia thành nhiều loại: lãnh đạo của các thành phố & cơ quan ban ngành có liên quan, quan chức của AFF (BTC), quan trọng nhất và chiếm nhiều nhất của loại này là vé mời dành cho nhà tài trợ (tại sao nó quan trọng mình sẽ giải thích ở cuối bình luận).

2) Hội Cổ Động Viên: ví dụ hội cổ động viên chính thức của đội tuyển Việt Nam là VFS, các thành viên của hội là những người cổ động chuyên nghiệp, được tập luyện cổ động thành thạo, khi vào sân sẽ lần nòng cốt bắt nhịp cho các bài cổ động của toàn bộ cổ động viên trên khán đài - theo kinh nghiệm làm thể thao nhiều năm thì mình đánh giá thành phần này là cực kỳ quan trọng trong mỗi trận đấu, vì nó sẽ giúp giữ lửa trên khán đài và tiếp thêm tinh thần cho các cầu thử dưới sân.

---

Nhà tài trợ, tại sao là một yếu tố cực kỳ quan trọng, và BTC chắc chắn phải chăm sóc tốt nhất cho 'nhân tố' này?

Ai nếu quan tâm để ý thì đều có thể dễ nhận thấy là làm bóng đá Việt Nam chưa bao giờ kiếm được 'lời'. Vì thế nên vai trò của nhà tài trợ là cực kỳ quan trọng trong nền bóng đá Việt Nam, mà thực ra là không chỉ quan trọng ở Việt Nam thôi, mà làm bóng đá ở đâu cũng vậy thôi. Làm bóng đá mỗi một công đoạn lại cần có một nhà tài trợ: tập thì cần có nhà tài trợ áo tập, tài trợ tập huấn nước ngoài, ăn thì phải có nhà tài trợ về dinh dưỡng, thi đấu thì cũng cần có nhà tài trợ chi phí di chuyển, ra sân thì phải có nhà tài trợ áo đấu,...

Đấy khổ thế đấy, làm bóng đá chẳng dễ chút nào, ngày xưa mình làm bóng đá sinh viên giải bé tý cũng phải control được các yếu tố này. 

Mà theo mình tìm hiểu thì làm bóng đá ở đâu cũng thế, ví dụ như các trận chung kết Champion League chẳng hạn, nếu dùng hết vé để bán thì có thể thu về khoản 10 triệu đô, nhưng nếu làm hài lòng nhà tài trợ thì họ có thể chi thêm cho mình gấp vài lần con số đó :D

---

Bổ sung: mình quên mất một thành phần nữa, bạn

Hoàng Vũ Anh
 có bổ sung ở trên là Cổ động viên Malaysia nữa (số lượng này khoảng 2500-3000 vé).

Trả lời

Mình xin trả lời câu hỏi này bằng những thông tin mình tìm hiểu được:

  • Đầu tiên, nói luôn là 20.000 vé bán cho cổ động viên là đúng luật.
  • Tiếp theo là 20.000 vé còn lại dành cho ai? Trả lời nhanh: là vé mời, và thường được chia làm 2 dạng: vé dành cho khách mờihội cổ động viên:

1) Dạng khách mời, lại chia thành nhiều loại: lãnh đạo của các thành phố & cơ quan ban ngành có liên quan, quan chức của AFF (BTC), quan trọng nhất và chiếm nhiều nhất của loại này là vé mời dành cho nhà tài trợ (tại sao nó quan trọng mình sẽ giải thích ở cuối bình luận).

2) Hội Cổ Động Viên: ví dụ hội cổ động viên chính thức của đội tuyển Việt Nam là VFS, các thành viên của hội là những người cổ động chuyên nghiệp, được tập luyện cổ động thành thạo, khi vào sân sẽ lần nòng cốt bắt nhịp cho các bài cổ động của toàn bộ cổ động viên trên khán đài - theo kinh nghiệm làm thể thao nhiều năm thì mình đánh giá thành phần này là cực kỳ quan trọng trong mỗi trận đấu, vì nó sẽ giúp giữ lửa trên khán đài và tiếp thêm tinh thần cho các cầu thử dưới sân.

---

Nhà tài trợ, tại sao là một yếu tố cực kỳ quan trọng, và BTC chắc chắn phải chăm sóc tốt nhất cho 'nhân tố' này?

Ai nếu quan tâm để ý thì đều có thể dễ nhận thấy là làm bóng đá Việt Nam chưa bao giờ kiếm được 'lời'. Vì thế nên vai trò của nhà tài trợ là cực kỳ quan trọng trong nền bóng đá Việt Nam, mà thực ra là không chỉ quan trọng ở Việt Nam thôi, mà làm bóng đá ở đâu cũng vậy thôi. Làm bóng đá mỗi một công đoạn lại cần có một nhà tài trợ: tập thì cần có nhà tài trợ áo tập, tài trợ tập huấn nước ngoài, ăn thì phải có nhà tài trợ về dinh dưỡng, thi đấu thì cũng cần có nhà tài trợ chi phí di chuyển, ra sân thì phải có nhà tài trợ áo đấu,...

Đấy khổ thế đấy, làm bóng đá chẳng dễ chút nào, ngày xưa mình làm bóng đá sinh viên giải bé tý cũng phải control được các yếu tố này. 

Mà theo mình tìm hiểu thì làm bóng đá ở đâu cũng thế, ví dụ như các trận chung kết Champion League chẳng hạn, nếu dùng hết vé để bán thì có thể thu về khoản 10 triệu đô, nhưng nếu làm hài lòng nhà tài trợ thì họ có thể chi thêm cho mình gấp vài lần con số đó :D

---

Bổ sung: mình quên mất một thành phần nữa, bạn

Hoàng Vũ Anh
 có bổ sung ở trên là Cổ động viên Malaysia nữa (số lượng này khoảng 2500-3000 vé).

Còn bán cho cổ động viên của Malaysia nữa.

Vé còn lại để tặng các cơ quan đoàn thể, quan chức chính phủ, nhà tài trợ bạn ạ :))

Ah vé để tặng các quan chức chính phủ, các ông lớn. Các ban ngành đoàn thể, nhà tài trợ...

Và 1 phần được mang ra bán chợ đen để kiếm thêm thu nhập. 


Còn 20.000 chỗ ngồi còn lại để thu về với 80.000 vé tính ra Mỹ Đình sức chứa đến 100.000 chỗ ngồi tính về mặt kinh tế

Trước những trận đấu mang tính mang trọng mình xem báo bao giờ cũng thấy cái màn vé dân chợ đen các kiểu trong khi những CĐV chân chính có khi xếp hàng cả ngày mà mua không được 1 tấm vé. hazz lợi nhuận rơi đi đâu thì ai đó đã rõ, bao giờ những vấn đề này mới minh bạch, bán vé trực tiếp thì được 1 lúc là nhân viên mất tích, bán vé trực tuyến thì 1 là mạng sập, hai là y như săn vé giờ vàng ấy. Số vé còn lại có thể dành cho một số thành phần "đặc biệt" không cần tự đi mua chẳng hạn hoặc tạo ra một nguồn doanh thu cao gấp đôi doanh thu 20.000 vé được bán công khai.

Số còn lại là góp phần xây nhà cho các quan. Cái xứ sở thiên đường này là vậy đó bạn