Nếu thường xuyên đọc tin tức bạn sẽ nhận ra các chủ đề nổi cộm gần đây bao gồm: thức ăn của trẻ bị nhiễm sán lợn, trẻ em bị xâm hại trong thang máy, bên cạnh trẻ em bị cha đánh mẹ đánh nhập viện,v.v... Phải nói là số vụ trẻ em bị xâm hại về tinh thần lẫn thể chất ngày càng nhiều.
Mình thắc mắc 1 chuyện: Phải chăng trước đó trẻ em Việt Nam vốn bị đối xử như vậy hay do truyền thông chỉ mới khai thác về đối tượng này gần đây?
Bên cạnh nguyên nhân do sự xuống cấp đạo đức của nhiều nhóm người trong xã hội thì cũng có nguyên nhân xuất phát từ việc các em chưa biết cách bảo vệ chính bản thân mình và không được gia đình, nhà trường giáo dục đúng cách.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân có thể xuất phát từ phía nạn nhân như:
- Trẻ em vô ý tạo nên những kẽ hở của sự quá hớ hênh. Ví dụ ăn mặc quá mát mẻ so với độ tuổi của trẻ hay có những tư thế ngồi hay đi đứng thiếu ý tứ.
- Trẻ em còn thiếu nhận thức về các vấn đề và các mối nguy hiểm từ việc xâm hại, lạm dụng tình dục. Đa phần các bậc phụ huynh mới chỉ dừng lại ở việc cấm đoán trẻ, thậm chí không cho con nhìn thấy những gì có thể xảy ra nó như thế nào. - Người lớn không tế nhị trong những thể hiện tình cảm giữa vợ chồng, giữa anh hoặc chị với người yêu… trước mặt trẻ nhỏ. Điều này vô tình đưa vào các nhận thức của trẻ khiến trẻ nghĩ rằng tình dục giống như một cuộc chơi. - Nhiều bậc cha mẹ vẫn còn e ngại, thậm chí không dạy trẻ biết được những bộ phận nào trên cơ thể mà người khác không được động vào (thậm chí là bố đối với các bé gái). Từ đó khiến trẻ thiếu các kỹ năng như kỹ năng phòng tránh, kỹ năng tự vệ hay kỹ năng phản kháng để chống lại các hành vi lạm dụng. - Trẻ bị ảnh hưởng hoặc quá lạm dụng sự phát triển của Internet hay các trang thông tin, mạng xã hội. Trong trường hợp này, thay vì cấm đoán, bố mẹ hãy trải nghiệm và chơi cùng con. Điều này giống như việc hai người bạn cùng xem một bức tranh, hay cùng xem một clip về vấn đề nào đó để rồi phân tích, mổ xẻ cho trẻ biết cái gì nên và không nên, cái gì ảo, cái gì thực để trẻ học được cách tự bảo vệ mình.
Và cuối cùng, theo mình thì không ai phê phán việc ăn mặc của các em cả. Chỉ là phải ăn mặc phải lưu ý thời điểm, bối cảnh để bảo vệ chính bản thân các em.