Tại sao ở Việt Nam chỉ phát triển được du lịch tâm linh chứ ít thấy du lịch văn hóa?

  1. Văn hóa

Bạn có thấy là số lượng các ngôi chùa / tượng phật(nằm/ ngồi...) lớn nhất ĐNA, nhất thế giới ngày càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam

Cùng với đó là Thiền viện Trúc Lâm xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành.

Tràng An trước đây là một thắng cảnh nổi tiếng bình thường; từ khi có thêm quần thể du lịch tâm linh chùa Bái Đính nó trở nên thu hút khách du lịch đông đúc lạ thường.

Những ngày này là quần thể mới ở Hà Nam

Dường như tất cả những địa danh du lịch nổi tiếng, đều gắn liền với một ngôi chùa hoặc quần thể tâm linh nào đó sẽ có khả năng thu hút khách du lịch trong nước nhiều hơn.

Trong khi đó các địa danh văn hóa - lịch sử như Hoàng Thành Thăng Long, như Lam Kinh , thành nhà Hồ ... ít được khai thác và quan tâm hơn rất nhiều? 

Bạn có góc nhìn nào chia sẻ về vấn đề này không ? 

Từ khóa: 

du lịch tâm linh

,

du lịch văn hóa

,

văn hóa

Cá nhân em nghĩ du lịch văn hóa mà điển hình là ở khía cạnh di tích lịch sử đang từng bước phát triển ở Việt Nam, tuy nhiên so với những kiểu du lịch tâm linh thì vẫn chưa thể cạnh tranh và thu lại lợi nhuận cao.Nếu hiểu rộng hơn thì du lịch văn hóa bao gồm việc tìm hiểu đời sống sinh hoạt, cả những di tích lịch sử, kiến trúc-nghệ thuật và các yếu tố khác đã hình thành nên phong tục lối sống của dân địa phương. Trong đó du lịch tâm linh hay tham quan những di tích lịch sử cũng thuộc phạm trù du lịch văn hóa.Theo số liệu thống kê năm 2015 của WTO (World Tourism Organization) cho thấy du lịch văn hóa đóng góp khoảng 37% du lịch toàn cầu và dự kiến sẽ tăng 15% qua mỗi năm. Về du lịch văn hóa thì em nghĩ ở Đông Nam Á có Campuchia và Thái Lan đang làm khá tốt. Chẳng hạn nhắc đến Campuchia, thế giới sẽ lập tức nghĩ ngay đến văn hóa Angkor, riêng ở Chiang Mai (Thái Lan), chính phủ cũng khuyến khích người dân sử dụng tiếng địa phương là tiếng Kham Muang song song với tiếng Thái, mặc đồ truyền thống và sản xuất các mặc hàng thủ công mỹ nghệ.Ở Việt Nam em thấy có nổi bật một số kiểu du lịch văn hóa sau: du lịch chợ nổi ở Cái Bè (Tiền Giang), Cái Răng (Cần Thơ); tham quan các miệt vườn trái cây ở Lai Vung (Đồng Tháp), Cái Mơn (Bến Tre); tham quan làng nghề dệt vải của người Chăm ở An Giang, khám phá đời sống của đồng bào ở khu vực Tây Nguyên hay Tây Bắc. Còn về những khu di tích lịch sử, đúng như chị nói, vẫn chưa làm tốt. Đa phần những khu di tích phải được lồng ghép với các chuyến du lịch tâm linh hay tham quan đời sống. Lý do khiến du lịch tâm linh ngày một phát triển là vì 80% người Việt có thiên hướng theo đạo Phật, trong đó có khoảng 10 triệu tín đồ Phật giáo. Đây có lẽ là nguyên nhân khiến các đền chùa ngày nay trở thành nguồn thu lớn của các địa điểm du lịch.Còn lại những khu di tích, lịch sử ở Việt Nam đang làm khá chán. Chẳng hạn em có tham gia một vài chuyến đi về nguồn, chủ yếu sẽ được hướng dẫn viên thuyết trình một cách khuôn sáo, về lâu về dài tạo ra sự nhàm chán. Một phần cũng do đời sống trí thức ở Việt nam chưa cao. Ví dụ du khách nước ngoài đến Ý, Pháp, họ sẽ tham quan các nhà hát lâu đời, lắng nghe những câu chuyện lịch sử thú vị xoay quanh các tòa tháp kì vĩ. Còn người dân mình lại chẳng mấy thích thú khi lắng nghe lịch sử. Ở khía cạnh chủ quan, em nghĩ di tích kiến trúc ở Việt Nam còn hạn chế về tính chuyên môn nghệ thuật nên chưa thật hấp dẫn du khách.Mới đây em cũng vừa đọc được tin là Chùa Bà Đanh ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã thu phí khách đến viếng (30 nghìn một người). Lý do là chùa đã trở thành di tích lịch sử, mà tham quan di tích thì phải bỏ tiền. Trong khi đi chùa bình thường thì miễn phí hoặc ít ra người dân sẽ tự bỏ tiền trong cảm giác tự nguyện, thoải mái hơn. Chính điều này đã trở thành lí do gây trở ngại và khiến các khu di tích, lịch sử đang ngày càng vắng khách nếu không muốn nói là mất khách.

Ảnh: Vntrip.vn

Trả lời

Cá nhân em nghĩ du lịch văn hóa mà điển hình là ở khía cạnh di tích lịch sử đang từng bước phát triển ở Việt Nam, tuy nhiên so với những kiểu du lịch tâm linh thì vẫn chưa thể cạnh tranh và thu lại lợi nhuận cao.Nếu hiểu rộng hơn thì du lịch văn hóa bao gồm việc tìm hiểu đời sống sinh hoạt, cả những di tích lịch sử, kiến trúc-nghệ thuật và các yếu tố khác đã hình thành nên phong tục lối sống của dân địa phương. Trong đó du lịch tâm linh hay tham quan những di tích lịch sử cũng thuộc phạm trù du lịch văn hóa.Theo số liệu thống kê năm 2015 của WTO (World Tourism Organization) cho thấy du lịch văn hóa đóng góp khoảng 37% du lịch toàn cầu và dự kiến sẽ tăng 15% qua mỗi năm. Về du lịch văn hóa thì em nghĩ ở Đông Nam Á có Campuchia và Thái Lan đang làm khá tốt. Chẳng hạn nhắc đến Campuchia, thế giới sẽ lập tức nghĩ ngay đến văn hóa Angkor, riêng ở Chiang Mai (Thái Lan), chính phủ cũng khuyến khích người dân sử dụng tiếng địa phương là tiếng Kham Muang song song với tiếng Thái, mặc đồ truyền thống và sản xuất các mặc hàng thủ công mỹ nghệ.Ở Việt Nam em thấy có nổi bật một số kiểu du lịch văn hóa sau: du lịch chợ nổi ở Cái Bè (Tiền Giang), Cái Răng (Cần Thơ); tham quan các miệt vườn trái cây ở Lai Vung (Đồng Tháp), Cái Mơn (Bến Tre); tham quan làng nghề dệt vải của người Chăm ở An Giang, khám phá đời sống của đồng bào ở khu vực Tây Nguyên hay Tây Bắc. Còn về những khu di tích lịch sử, đúng như chị nói, vẫn chưa làm tốt. Đa phần những khu di tích phải được lồng ghép với các chuyến du lịch tâm linh hay tham quan đời sống. Lý do khiến du lịch tâm linh ngày một phát triển là vì 80% người Việt có thiên hướng theo đạo Phật, trong đó có khoảng 10 triệu tín đồ Phật giáo. Đây có lẽ là nguyên nhân khiến các đền chùa ngày nay trở thành nguồn thu lớn của các địa điểm du lịch.Còn lại những khu di tích, lịch sử ở Việt Nam đang làm khá chán. Chẳng hạn em có tham gia một vài chuyến đi về nguồn, chủ yếu sẽ được hướng dẫn viên thuyết trình một cách khuôn sáo, về lâu về dài tạo ra sự nhàm chán. Một phần cũng do đời sống trí thức ở Việt nam chưa cao. Ví dụ du khách nước ngoài đến Ý, Pháp, họ sẽ tham quan các nhà hát lâu đời, lắng nghe những câu chuyện lịch sử thú vị xoay quanh các tòa tháp kì vĩ. Còn người dân mình lại chẳng mấy thích thú khi lắng nghe lịch sử. Ở khía cạnh chủ quan, em nghĩ di tích kiến trúc ở Việt Nam còn hạn chế về tính chuyên môn nghệ thuật nên chưa thật hấp dẫn du khách.Mới đây em cũng vừa đọc được tin là Chùa Bà Đanh ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã thu phí khách đến viếng (30 nghìn một người). Lý do là chùa đã trở thành di tích lịch sử, mà tham quan di tích thì phải bỏ tiền. Trong khi đi chùa bình thường thì miễn phí hoặc ít ra người dân sẽ tự bỏ tiền trong cảm giác tự nguyện, thoải mái hơn. Chính điều này đã trở thành lí do gây trở ngại và khiến các khu di tích, lịch sử đang ngày càng vắng khách nếu không muốn nói là mất khách.

Ảnh: Vntrip.vn

Vì dân ta mê tín, tin vào cái lý thuyết là có thờ có thiêng có kiêng có lành. Vì thế họ đi chùa cầu bình an, sức khỏe, cầu tài lộc, thăng quan tiến chức, cầu tình cảm... già trẻ, lớn bé, gái trai gì đấy đều có nhu cầu này. Mà ko phải là chỉ đi 1 chùa rồi thôi, mà là đi khắp nơi, khắp chỗ, cứ có chùa nào nghe đồn thổi là thiêng lắm là cố gắng lê lết đến cho bằng được, cũng ko phải là chỉ đi 1 lần mà lâu lâu lại quay lại lần nữa. Từ đó, có cầu thì ắt sẽ có cung thôi, có lợi thì người ta sẽ làm đây còn là lợi lớn nữa. Thêm vào đó, cửa thu hồi vốn và có lãi là khả thi rồi thì tại sao ko xây thật to, thật đẹp để ngoài các thành phần mê tín đi cúng bái thì thu hút thêm khách du lịch đến thăm quan, ngắm cảnh, chụp ảnh.

Trong khi đó, các địa danh văn hóa như trên thì bỏ bao nhiêu công sức ra tu bổ, trùng tu, khai thác rồi có bao nhiêu người sẽ chịu bỏ xiền ra đến xem. Và những cái đó hầu hết mọi người cũng sẽ chỉ xem 1 lần cho biết và gần như ko bao h quay lại nữa.

Chung quy lại vẫn là vấn đề về mặt lợi ích thôi.

Đang định hỏi vấn đề cũng liên quan đến thì bạn đặt câu hỏi rồi. Theo cá nhân mình là do người Việt Nam nói riêng và một số người dân ở các nước phương đông nói chung thì do chúng ta còn đặt nặng vấn đề tâm linh. Còn văn hóa nếu phục dựng phải có một cái lợi ích nhất định mà thực sự phục dựng công trình văn hóa không ai dám xác định được lợi ích thu về là bao nhiêu hay có được người dân chú ý không.

Đơn giản nhất là về chùa chiền hay nhà thờ. Nhà thờ hay chùa chiền thì đều mang nhu cầu tâm linh, tôn giáo của người dân. Cá nhân mình bên đạo Phật và mình thấy rất rõ là vào những dịp rằm lớn (tháng giêng, tháng 4, tháng 7, tháng 10) và những dịp lễ cực lớn thì chùa nào cũng đông đúc đặc biệt là những nơi được đồn là linh thiêng thì nói thật chỉ thấy đầu người chứ muốn chen vào thì muốn chết đi được. Còn những ngày bình thường bước vào chùa không 1 bóng người... Cứ như mình vào nhà hoang, họa hoằn lắm mới gặp được 1 người ni hoặc 1 vị sư.