Tâm lý học hình thành và phát triển như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1.Bắt đầu bằng những niềm tin, quan niệm, quan điểm, lý thuyết không thể chứng minh của con người thời cổ đại về tâm hồn, tâm lý, suy nghĩ của con người: * Thời nguyên thủy, con người đã có những quan niệm về hồn, phách sau cái chết của thể xác * Ở Ấn Độ thời cổ đại, kinh sách đã có những nhận xét về tính chất của hồn * Ở Trung Quốc cổ đại, Khổng Tử nói đến chữ “tâm” của người là “nhân, trí, dũng”. Về sau, học trò của ông nêu thành “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” * Thuyết Ngũ hành cho rằng Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ sinh ra vạn vật trong đó có cả tâm hồn * Ở Hy Lạp cổ đại, nhà triết học Socrates đã tuyên bố: “Hãy tự biết mình” như là khẳng định rằng tâm lý con người là có thể nhận thức, tìm hiểu được * Nhà triết học Aristole cho rằng tâm hồn gắn liền với thể xác và có ba loại tâm hồn là tâm hồn thực vật (có chức năng dinh dưỡng), tâm hồn động vật (có chức năng cảm giác, vận động) và tâm hồn trí tuệ (có chức năng tư duy) * Các nhà triết học Talet, Anaksimen, Heraclitus,… cho rằng tâm lý, tâm hồn có nguồn gốc từ nước, lửa, không khí, đất * Nhà triết học Democritus lại cho rằng tâm hồn do nguyên tử cấu thành, trong đó nguyên tử lửa là nhân lõi tạo nên tâm lý 2 Tiếp đến là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật ở thời kì trung đại về mối quan hệ giữa tâm và vật * Nhà triết học Descartes cho rằng vật chất và tâm hồn là hai thực thể song song tồn tại * Các nhà triết học duy tâm chủ quan như Berkeley, Mach cho rằng thế giới không có thực, thế giới chỉ là phức hợp các cảm giác chủ quan của con người * David Hume cho rằng nguồn gôc của thế giới chỉ là những kinh nghiệm chủ quan mà nguồn gốc của kinh nghiệm thì không thể biết * Nhà triết học Spinoza coi tất cả vật chất đều có tư duy * Nhà triết học La Mettrie cho rằng chỉ có cơ thể mới có cảm giác * Nhà triết học, sinh lý học Cabanis cho rằng: “Não tiết ra tư tưởng như gan tiết ra mật” * Nhà triết học Feuerbach cho rằng tinh thần, tâm lý không tách rời khỏi não người, nó là sản vật của thứ vật chất phát triển tới mức độ cao là bộ não 3 Đến nửa sau thế kỉ XIX, tâm lý học chính thức trở thành một ngành khoa học khi nhà tâm lý học người Đức Wilhelm Wundt mở phòng thí nghiệm tâm lý đầu tiên tại Đại học Leipzig năm 1879. Sau đó nhiều trường phái của tâm lý học được ra đời.
Trả lời
1.Bắt đầu bằng những niềm tin, quan niệm, quan điểm, lý thuyết không thể chứng minh của con người thời cổ đại về tâm hồn, tâm lý, suy nghĩ của con người: * Thời nguyên thủy, con người đã có những quan niệm về hồn, phách sau cái chết của thể xác * Ở Ấn Độ thời cổ đại, kinh sách đã có những nhận xét về tính chất của hồn * Ở Trung Quốc cổ đại, Khổng Tử nói đến chữ “tâm” của người là “nhân, trí, dũng”. Về sau, học trò của ông nêu thành “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” * Thuyết Ngũ hành cho rằng Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ sinh ra vạn vật trong đó có cả tâm hồn * Ở Hy Lạp cổ đại, nhà triết học Socrates đã tuyên bố: “Hãy tự biết mình” như là khẳng định rằng tâm lý con người là có thể nhận thức, tìm hiểu được * Nhà triết học Aristole cho rằng tâm hồn gắn liền với thể xác và có ba loại tâm hồn là tâm hồn thực vật (có chức năng dinh dưỡng), tâm hồn động vật (có chức năng cảm giác, vận động) và tâm hồn trí tuệ (có chức năng tư duy) * Các nhà triết học Talet, Anaksimen, Heraclitus,… cho rằng tâm lý, tâm hồn có nguồn gốc từ nước, lửa, không khí, đất * Nhà triết học Democritus lại cho rằng tâm hồn do nguyên tử cấu thành, trong đó nguyên tử lửa là nhân lõi tạo nên tâm lý 2 Tiếp đến là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật ở thời kì trung đại về mối quan hệ giữa tâm và vật * Nhà triết học Descartes cho rằng vật chất và tâm hồn là hai thực thể song song tồn tại * Các nhà triết học duy tâm chủ quan như Berkeley, Mach cho rằng thế giới không có thực, thế giới chỉ là phức hợp các cảm giác chủ quan của con người * David Hume cho rằng nguồn gôc của thế giới chỉ là những kinh nghiệm chủ quan mà nguồn gốc của kinh nghiệm thì không thể biết * Nhà triết học Spinoza coi tất cả vật chất đều có tư duy * Nhà triết học La Mettrie cho rằng chỉ có cơ thể mới có cảm giác * Nhà triết học, sinh lý học Cabanis cho rằng: “Não tiết ra tư tưởng như gan tiết ra mật” * Nhà triết học Feuerbach cho rằng tinh thần, tâm lý không tách rời khỏi não người, nó là sản vật của thứ vật chất phát triển tới mức độ cao là bộ não 3 Đến nửa sau thế kỉ XIX, tâm lý học chính thức trở thành một ngành khoa học khi nhà tâm lý học người Đức Wilhelm Wundt mở phòng thí nghiệm tâm lý đầu tiên tại Đại học Leipzig năm 1879. Sau đó nhiều trường phái của tâm lý học được ra đời.