Theo bạn có nên tìm hiểu trước đối tượng giao tiếp không?

  1. Kỹ năng mềm

Mình thấy giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong cuộc sống. Và mình vẫn đang thắc mắc một điều là mình có cần tìm hiểu trước đối tượng giao tiếp không? Hoặc nếu không tìm hiểu thì sẽ như thế nào? Vì mình thấy nhiều người chẳng cần tìm hiểu gì nhưng vẫn giao tiếp rất giỏi.

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Giao tiếp thật sự là chủ đề rất rộng có nhiều vấn đề cần phải nói đến . Vấn đề bạn nói đến lại liên quan đến nhiều vấn đề nữa . Mình sẽ lấy ra 2 vấn đề cho câu trả lời Có và Không cho câu hỏi của bạn .
 +KHÔNG
Khi giao tiếp bản thân phải có 1 lập trường để đánh giá nội dung , ý nghĩa của từng vấn đề gây ra . Theo đó ta sẽ đưa ra cái nhìn khách quan về vấn đề đó . Chúng ta có sẽ bị chi phối bởi thân phận chức vụ ... nói chung là lí lịch . Sự thật là người bị chi phối vẫn nhận thức được đều đó nhưng họ vẫn bị chi phối .   
+Có
Người đời hay nói " Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng "
 Chẳng cần xác nhận tính đúng sai của nó vì nó đã quá rõ ràng . Biết được đối phương ta có thể khai thác nhiều hơn đưa trên dữ liệu có . Ta còn có thể dẫn dắt câu chuyện theo hướng đi của mình một cách mạch lạc. Có thông tin sơ bộ thì việc xác nhận cũng dễ dàng hơn so với việc tra hỏi .
Sơ qua là như vậy ,còn trên thực tế thì rất rộng đủ loại vấn đề .
Các vấn đề cuộc sống ,ví dụ là giao tiếp , giống như các lượng tử vậy , chẳng thể nào xác địch được , vì thế kĩ năng như anh Vinh ở dưới đã nói là kĩ năng " Tùy cơ ứng biến "  ( cũng không rõ nó có phải kĩ năng không nữa ) .  Thế giới luôn thay đổi hỗn loạn thích nghi là thứ mọi sinh vật cần có .
Trả lời
Giao tiếp thật sự là chủ đề rất rộng có nhiều vấn đề cần phải nói đến . Vấn đề bạn nói đến lại liên quan đến nhiều vấn đề nữa . Mình sẽ lấy ra 2 vấn đề cho câu trả lời Có và Không cho câu hỏi của bạn .
 +KHÔNG
Khi giao tiếp bản thân phải có 1 lập trường để đánh giá nội dung , ý nghĩa của từng vấn đề gây ra . Theo đó ta sẽ đưa ra cái nhìn khách quan về vấn đề đó . Chúng ta có sẽ bị chi phối bởi thân phận chức vụ ... nói chung là lí lịch . Sự thật là người bị chi phối vẫn nhận thức được đều đó nhưng họ vẫn bị chi phối .   
+Có
Người đời hay nói " Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng "
 Chẳng cần xác nhận tính đúng sai của nó vì nó đã quá rõ ràng . Biết được đối phương ta có thể khai thác nhiều hơn đưa trên dữ liệu có . Ta còn có thể dẫn dắt câu chuyện theo hướng đi của mình một cách mạch lạc. Có thông tin sơ bộ thì việc xác nhận cũng dễ dàng hơn so với việc tra hỏi .
Sơ qua là như vậy ,còn trên thực tế thì rất rộng đủ loại vấn đề .
Các vấn đề cuộc sống ,ví dụ là giao tiếp , giống như các lượng tử vậy , chẳng thể nào xác địch được , vì thế kĩ năng như anh Vinh ở dưới đã nói là kĩ năng " Tùy cơ ứng biến "  ( cũng không rõ nó có phải kĩ năng không nữa ) .  Thế giới luôn thay đổi hỗn loạn thích nghi là thứ mọi sinh vật cần có .

Bạn nói đúng rồi đó, xung quanh chúng ta có rất nhiều người giỏi, và đặc biệt phải kể đến những người giỏi giao tiếp, họ chẳng cần tìm hiểu hay chuẩn bị gì nhưng vẫn có thể giao tiếp tốt với tất cả mọi người, trong mọi hoàn cảnh. Thế nhưng, đó chỉ là một vài số ít mà thôi, sở dĩ họ có thể giao tiếp tốt như vậy là bởi lẽ giao tiếp cũng là một năng khiếu, vì vậy họ sẽ có thể ứng xử với mọi tình huống, bắt chuyện với tất cả mọi người và trao đổi về mọi vấn đề trong cuộc sống. 

Còn chúng ta, những người chưa thật sự có khả năng giao tiếp tốt, thì việc tìm hiểu trước đối tượng giao tiếp là một bước cực kỳ quan trọng. Chúng ta phải biết được họ là ai, họ có những đặc điểm, tính cách như thế nào và họ đang quan tâm đến những vấn đề gì. Có như vậy, bạn mới có thể chuẩn bị được tâm thế, tinh thần sẵn sàng hay những kiến thức để có thể trao đổi. Trước khi đi phỏng vấn, bạn không thể không tìm hiểu về môi trường làm việc ở đó để biết được nhân viên như thế nào, sếp quản lý ra sao, bạn cần nắm rõ những vấn đề gì. Những việc đơn giản như thế mà bạn còn không làm được, thì thử hỏi người ta sẽ nhận bạn vào với lý do gì đây?

Hơn nữa, nếu biết tìm hiểu trước đối tượng giao tiếp, chúng ta sẽ có tâm thế chủ động và tự tin. Lúc đó, người ta có xoay mình thế nào thì mình vẫn có thể phản xạ một cách thông minh, khéo léo đúng không nào? Đừng bao giờ để bản thân rơi vào trạng thái lúng túng như gà mắc tóc thì sẽ rất là mất điểm và yếu thế đó nha!!

Giao tiếp cần nhiều thứ, nhưng cái cần nhất là khả năng ứng biến. Người ta nói ra cái gì mình ứng biến theo 1 cách có "duyên" nhất là giỏi thôi. Nhưng ứng biến lại là thứ khó để có thể nhuần nhuyễn được, phải giao tiếp nhiều, đầu óc sáng suốt, hiểu biết sâu rộng, phản xạ nhanh,... mới có thể ứng biến cho trôi chảy được.

Nhưng ngay cả như vậy vẫn có những trường hợp "lật xe", vì đơn giản chả ai hoàn hảo. Vậy thì với 1 người thiếu phẩm chất trên thì sao? Tất nhiên cái gì cũng ko qua sự chuẩn bị. Ko ứng biến tốt thì tìm hiểu về đối phương trước. Chẳng mấy ai đủ bình tĩnh trước những lời nói đụng chạm đến cá nhân, nâng cái tôi họ lên, họ thích, đụng đến cái tôi của họ, họ cáu. Vậy thì tìm hiểu trước, biết cái sở thích, sở ghét, sở trường sở đoản của họ thì khi giao tiếp mới biết cái nên nâng lên và cái nào ko nên đề cập đến. Vậy thì việc lấy lòng người ta trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Ngay cả những người ăn nói tốt cũng vẫn nên tìm hiểu, vì ko có gì là thừa. Ứng biến là tốt nhưng có sự chuẩn bị rồi ứng biến thì còn tốt hơn nữa.