Theo bạn một tranh luận có văn hóa là tranh luận đảm bảo được những yếu tố nào?

  1. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

văn hóa tranh luận

,

tranh luận

,

debate

,

kỹ năng mềm

Trước hết, đừng có mới vào đã chửi ngu, chửi óc chó này nọ. (Bệnh thường gặp)

Tiếp theo, nói đúng chủ đề, đúng nội dung đang tranh luận. Ko lan man, 

Tranh luận bằng kiến thức đã nắm hoặc được kiểm chứng từ một nguồn nào đó. Có thể phỏng đoán nhưng đừng nói liều, phán đại.

Mở lòng ra để lắng nghe (đọc còm-men người đối diện) để hiểu điều họ đang nói đến. Để qua một bên cái ý của mình càng tốt.

Bình tĩnh, tự tin nhưng đừng tự cao. Đừng hằn học.

Nếu đuối lý hoặc thấy mình sai thì nên chấp nhận rằng họ đúng hoặc tự mình nhận sai, nếu ko thì có thể im lặng đừng cãi cố. Hoặc nữa vẫn còn chưa thỏa mãn thì nên kiểm tra lại kiến thức để phản biện. Ko nhây, lầy, lý sự cùn kiểu ông nói gì thì nói, tôi nói tôi đúng. Ko đổi chủ đề, đáng trống lảng.

Tuyệt đối ko mang phụ huynh ra nói chuyện, ko mang động vật ra so sánh vì con vật cũng có cái "sỉ" của nó. Ko mang hình ảnh, địa vị, học vấn nhau ra để nói vì mặt thì "diện diện kỳ tài" nhìn xấu xấu nhưng lại là kỳ tài, địa vị, học vấn cao nhưng Vua còn cần quần thần can gián, ông tiến sỹ vật lý lượng tử chắc gì đã làm được bài thơ. Mọi so sánh đều là khập khiễng.

Cuối cùng, nói cho ngay tranh luận ko phải là để ai hơn ai, mà tranh luận là để học tập lẫn nhau, cùng nhau ngộ ra chân lý. Vì vậy, trên bàn tranh luận có thể cãi nhau kịch liệt nhưng xong rồi thì vẫn đi nhậu chén chú chén anh vui vẻ như ko có gì xảy ra mới thục sự là có văn hóa. :D

Trả lời

Trước hết, đừng có mới vào đã chửi ngu, chửi óc chó này nọ. (Bệnh thường gặp)

Tiếp theo, nói đúng chủ đề, đúng nội dung đang tranh luận. Ko lan man, 

Tranh luận bằng kiến thức đã nắm hoặc được kiểm chứng từ một nguồn nào đó. Có thể phỏng đoán nhưng đừng nói liều, phán đại.

Mở lòng ra để lắng nghe (đọc còm-men người đối diện) để hiểu điều họ đang nói đến. Để qua một bên cái ý của mình càng tốt.

Bình tĩnh, tự tin nhưng đừng tự cao. Đừng hằn học.

Nếu đuối lý hoặc thấy mình sai thì nên chấp nhận rằng họ đúng hoặc tự mình nhận sai, nếu ko thì có thể im lặng đừng cãi cố. Hoặc nữa vẫn còn chưa thỏa mãn thì nên kiểm tra lại kiến thức để phản biện. Ko nhây, lầy, lý sự cùn kiểu ông nói gì thì nói, tôi nói tôi đúng. Ko đổi chủ đề, đáng trống lảng.

Tuyệt đối ko mang phụ huynh ra nói chuyện, ko mang động vật ra so sánh vì con vật cũng có cái "sỉ" của nó. Ko mang hình ảnh, địa vị, học vấn nhau ra để nói vì mặt thì "diện diện kỳ tài" nhìn xấu xấu nhưng lại là kỳ tài, địa vị, học vấn cao nhưng Vua còn cần quần thần can gián, ông tiến sỹ vật lý lượng tử chắc gì đã làm được bài thơ. Mọi so sánh đều là khập khiễng.

Cuối cùng, nói cho ngay tranh luận ko phải là để ai hơn ai, mà tranh luận là để học tập lẫn nhau, cùng nhau ngộ ra chân lý. Vì vậy, trên bàn tranh luận có thể cãi nhau kịch liệt nhưng xong rồi thì vẫn đi nhậu chén chú chén anh vui vẻ như ko có gì xảy ra mới thục sự là có văn hóa. :D

Theo mình điều cơ bản nhất thì tranh luận chỉ tập trung vào chủ đề tranh luân, không được để cảm xúc lấn át và không được phép công kích cá nhân.

- Không công kích cá nhân

- Không mắc các bẫy lập luận

- Có logic

- Lập luận đưa ra có dẫn chứng và dẫn chứng kiểm tra được

Đơn giản thì là đừng CÃI CÙN là được hihi

Khi cuộc tranh luận còn chưa phân định đúng sai, mình thường tin vào bên không sai chính tả.

- Tập trung vào chủ đề , đi sâu vào bản chất vấn đề

- Có logic, lập luận , thể hiện quan điểm góc nhìn rõ ràng chứ không chung chung trừu tượng

- Không để các yếu tố cảm xúc chi phối, không công kích cá nhân (Anh chị, gia đình anh chị đã từng abc... như tôi chưa là 1 dạng...) 

- Mỗi người đều có góc nhìn, quan điểm dựa trên thế giới quan và kinh nghiệm của mình. Hãy tôn trọng điều đó, và quan điểm của mình cũng chỉ là một trong số đó. Vì thế, hãy lắng nghe.

- Lắng nghe quan điểm của người khác để hiểu chứ đừng nghe để phản công.

Câu hỏi của bạn khá hay! Để trả lời có lẽ là cả một bài viết. Tôi chỉ góp ý một yếu tố nhỏ không chỉ trong tranh luận mà trong cả giao tiếp là luôn giữ bình tĩnh, từ tốn, người nói phải có người nghe!

“Hoa trong nghịch cảnh là bông hoa đẹp nhất. Người đáng yêu nhất là người dịu dàng giữa thịnh nộ”

Và đặc biệt nên hạn chế cảm xúc trong lời nói!