Theo mọi người thì Huấn Cao đã cho viên quản ngục chữ gì nhỉ?

  1. Sách

Từ khóa: 

sách

Tác phẩm Chữ người tử tù không hề đề cập đến việc Huấn Cao đã cho viên quản ngục chữ gì. Tuy nhiên, nếu theo mạch logic của truyện cũng như các chi tiết có liên quan trước đó:

- Lời cảm phục của Huấn Cao trước viên quản ngục:

"Chữ ta thì quý thực, ta không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết bao giờ. Nhất sinh ta cũng chỉ mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi [...]"

- Đoạn đầu tác phẩm:

"Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao! Hay là người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn ca tụng cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?"

thì mình không nghĩ rằng Huấn Cao cho viên quản ngục chữ "Tâm" (vì nếu chỉ viết một chữ "Tâm" thì cần gì đến "viết nhanh" - đáng ra lại phải tỉ mỉ nữa là đằng khác, vì chỉ có một chữ thì cũng không cần gấp gáp làm gì), hầu như thầy cô ở cấp 3 cũng giảng là chữ Tâm. Còn "bộ tứ bình" và "bức trung đường" ở đây, có thể Nguyễn Tuân muốn đề cập đến những bức hoạ lớn có câu đố được vẽ trên bức hoạ chăng?

Giả thiết có vẻ hợp lý nhất, được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình là Huấn Cao đã cho viên quản ngục một cặp câu đối. Vì chỉ có cho một cặp câu đối thì mới phù hợp với toàn bộ logic trong truyện.

(Nhiều người còn cho rằng, hai cấu đối ấy tương truyền chính là thơ Cao Bá Quát nữa cơ:

Thập tải luân giao cầu cổ kiếm

Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

(Mười năm giao hảo tìm kiếm cổ

Một đời chỉ cúi trước hoa mai)

Hai câu đối trên thât ra cũng còn nhiều ý kiến gây tranh cãi về tác giả của nó, nên ở đây mới dùng chữ "tương truyền"

Trả lời

Tác phẩm Chữ người tử tù không hề đề cập đến việc Huấn Cao đã cho viên quản ngục chữ gì. Tuy nhiên, nếu theo mạch logic của truyện cũng như các chi tiết có liên quan trước đó:

- Lời cảm phục của Huấn Cao trước viên quản ngục:

"Chữ ta thì quý thực, ta không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết bao giờ. Nhất sinh ta cũng chỉ mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi [...]"

- Đoạn đầu tác phẩm:

"Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao! Hay là người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn ca tụng cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?"

thì mình không nghĩ rằng Huấn Cao cho viên quản ngục chữ "Tâm" (vì nếu chỉ viết một chữ "Tâm" thì cần gì đến "viết nhanh" - đáng ra lại phải tỉ mỉ nữa là đằng khác, vì chỉ có một chữ thì cũng không cần gấp gáp làm gì), hầu như thầy cô ở cấp 3 cũng giảng là chữ Tâm. Còn "bộ tứ bình" và "bức trung đường" ở đây, có thể Nguyễn Tuân muốn đề cập đến những bức hoạ lớn có câu đố được vẽ trên bức hoạ chăng?

Giả thiết có vẻ hợp lý nhất, được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình là Huấn Cao đã cho viên quản ngục một cặp câu đối. Vì chỉ có cho một cặp câu đối thì mới phù hợp với toàn bộ logic trong truyện.

(Nhiều người còn cho rằng, hai cấu đối ấy tương truyền chính là thơ Cao Bá Quát nữa cơ:

Thập tải luân giao cầu cổ kiếm

Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

(Mười năm giao hảo tìm kiếm cổ

Một đời chỉ cúi trước hoa mai)

Hai câu đối trên thât ra cũng còn nhiều ý kiến gây tranh cãi về tác giả của nó, nên ở đây mới dùng chữ "tương truyền"

Thập tải luân giao câu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

Chữ Ngụy