Thời sinh viên, bạn có ngại đặt câu hỏi trong giờ học không?

  1. Kỹ năng mềm

Thời còn đi học, điều mình cảm thấy hối tiếc nhất là đã không hỏi các thầy cô nhiều câu hỏi hơn trong mỗi tiết học!


Khi mới là sinh viên, mình đọc nhiều bài viết về các nhân vật nổi tiếng thế giới bỏ dở việc học tại trường như Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zukerberg,.. và từ đó không đặt nặng quá cao việc học trên lớp, nghĩ là đã có rất nhiều tài liệu hay trên Internet và sách, và nghĩ là mình có thể tự học.

Tuy nhiên tự học đòi hỏi sự tập trung và kỷ luật cao, và những điều này chỉ có ở trường, lớp mới phần nào rèn luyện được cho sinh viên, thêm vào đó phải hỏi thì mới nhận được câu trả lời, và mình đã ngại ngần không mạnh dạn đặt nhiều câu hỏi hơn vì các lí do như:

  1. Ngần ngại không dám tranh luận với thầy cô. Có nảy ra một quan điểm hay suy nghĩ khác thầy cô một chút nhưng không dám giơ tay hỏi lại vì nghĩ kiến thức của mình nhỏ bé hơn rất nhiều so với các thầy cô giáo, không hỏi vì ngại, vì sợ bị quê!
  2. Sợ bị đánh giá từ các bạn trong lớp. Sợ sẽ có 1001 lời xì xào về mình hỏi vì tìm cách nổi bật, chơi trội.
  3. Khi thầy hỏi "Có ai có câu hỏi gì không?" thì ngay tức khắc bị một sức ì lớn, nghĩ rằng người khác sẽ hỏi, nghĩ câu hỏi của mình thừa thãi hoặc là không cố tư duy để tự tìm ra một câu hỏi cho mình.

Quá khó hiểu khi những câu hỏi ngu, những câu trả lời sai,… đối với sinh viên Việt Nam là một sự sỉ nhục thì ở nước ngoài đó lại là điều mà mọi người tranh nhau để có. Và cũng nhờ tranh nhau cái sự “sỉ nhục” đó mà 1 sinh viên người Singapore làm việc tốt bằng 18 sinh viên Việt Nam cộng lại (Theo AYP).

Nếu được quay lại thời đi học, mình sẽ bớt “gào rú” là cần có một sự thay đổi ở giáo dục mà sẽ tự thiết kế cho mình một thời sinh viên tuyệt vời bằng những giờ phút trên lớp học sôi động, chủ động đặt nhiều câu hỏi hơn.

Còn bạn, quan điểm của bạn là gì, chia sẻ cùng mình nha!!!

Từ khóa: 

giáo dục

,

đặt câu hỏi

,

sinh viên

,

thói quen tốt

,

thói quen xấu

,

xây dựng thói quen

,

kỹ năng mềm

Có ạ, có khi hỏi những nội dung đơn giản mọi người đều hiểu mà mình chưa hiểu thì mình vẫn hỏi giáo viên trực tiếp giáo viên tại lớp, có khi mình gửi mail hỏi.

Trả lời

Có ạ, có khi hỏi những nội dung đơn giản mọi người đều hiểu mà mình chưa hiểu thì mình vẫn hỏi giáo viên trực tiếp giáo viên tại lớp, có khi mình gửi mail hỏi.

Khi thầy/cô hỏi có bạn nào có ý kiến hay câu hỏi gì thì y như răng lúc đấy xuất hiện 1 hiện trạng tâm lý học dân gian gọi đó là "Tâm lý bầy đàn - 'gà' " , tức mỗi con gà trong lớp k ai dám đứng lên phát biểu, mà tự nhiên có con gà khác đứng lên thì y như rằng "Con kia làm màu chứ nó biết gì đâu", "thằng này thích thể hiện". Thành ra tâm lý lo sợ k ai mạnh dạn phát biểu, dần dần hiện tượng ấy nó thành "truyền thống sinh viên Việt Nam", trên lý thuyết của em là vậy nhưng em vẫn thuộc đám gà mang yếu tố tâm lý bầy đàn :)))

Hồi xưa tùy từng môn học mà mình sẽ quyết định có đặt câu hỏi hay không.

1 là những môn mình thực sự thích mình sẽ rất chăm phát biểu và đặt câu hỏi cho giáo viên.

2 là những môn bắt buộc phải chăm đặt câu hỏi và phát biểu để được cộng điểm quá trình thì mình sẽ tích cực làm. Trong đó có những môn mình ghét và cảm thấy rất khó khăn để học.

Điều này dẫn đến kết quả là những môn mình thực sự thích và những môn bị ép buộc điểm của mình đều cao và hiểu bài. :))

Cho nên sinh viên cần bị "ép" hỏi nhiều hơn, chẳng hạn nếu không phát biểu, đặt câu hỏi, bạn sẽ không được điểm quá trình để kết thúc môn chẳng hạn. Thường chỉ sau khi nghỉ học xong bạn mới nhận ra giá trị của việc hỏi nên tốt nhất là hai chiều, tự giác được thì tốt, không tự giác được thì giảng viên hãy "ép".

Em sẽ đặt câu hỏi với môn nào mình thích. Còn những môn không thích thì câu hỏi là : " Phần này có thi không ạ? ".

Mình thường không bao giờ tự giác mà mở lời ra đặt câu hỏi trước. Mình toàn nhìn "đắm đuối" vào các thầy cô cho đến khi thầy cô nhận ra mình có vấn đề muốn hỏi và nói "Em N. có câu hỏi gì à?" thì lúc đó mình mới đứng lên mà đặt câu hỏi. :">

Từ hồi lớp 10 trở về trước thì em thường xuyên đặt câu hỏi với thầy cô, nhưng cứ về sau này đa số là em sẽ đi hỏi bạn bè của mình về những vấn đề mà mình thắc mắc.

Mỗi khi có vẫn đề nào thắc mắc, em thường có xu hướng sẽ đặt câu hỏi cho đứa bạn ngồi cạnh mình hơn, còn nếu như tụi em vẫn chưa thống nhất được ý kiến hoặc vẫn chưa tìm ra được vấn đề, tụi em sẽ hỏi lại thầy cô ngay lập tức hoặc có thể là vào cuối tiết học đó.

Có chứ
Phương pháp giáo dục ở nước ta còn hạn chế. Văn hoá á đông trong con người VN ta còn nhiều sỹ diện (mình là người Bắc nên cảm nhận thế, ko biết vùng miền khác thế nào)
Nói thật, nhiều khi xung phong trả lời hay đặt câu hỏi cũng đắn đo. Trả lời sai thì xấu hổ chết
Em sẽ hỏi nếu như em đọc/biết/hiểu trước nội dung bài học hôm đó, chứ nếu không em chẳng biết phần nào để hỏi thầy cô!

Những lúc em hỏi, em cũng sợ các bạn nghĩ mình này nọ, r làm phiền các bạn muốn về sớm mà vì câu hỏi của em mà phải ở lại thêm giờ nên em sẽ lên hỏi riêng các thầy cô sau mỗi buổi học.

Em rất thích hỏi các thầy cô nice, giao tiếp và trao đổi vs họ về 1 vđề nào đó mà mình quan tâm. Chỉ là cảm giác vui vui khi mình break đc 1 vđề và đc giải đáp, tranh luận thôi

thì nghe giảng thấy cái nào khó hiểu thì hỏi lại thôi, cách học thụ động mà. Thày cũng chỉ hỏi coi mình có bị không hiểu chỗ nào không thôi chứ cũng không muốn mình hỏi tùm lum đâu.