Thủ đô của Nhật có thực sự là Tokyo không?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Người nước ngoài thường nghĩ người Nhật thuộc tuýp người thích đưa ra những kết luận không rõ ràng. Đúng vậy, người Nhật giống như con tắc kè hoa, tuỳ theo góc độ mà màu sắc của nó biến hoá khác nhau. Sự không rõ ràng này rất phù hợp với từ 曖昧 (tiếng Nhật đọc là aimai có nghĩa là không rõ ràng). Có thể nói sự không rõ ràng này cũng là điểm mạnh của người Nhật. Trong những cuộc tranh luận, dù đã bỏ nhiều thời gian nghị luận thì cũng khó đưa ra một kết luận rõ ràng. Nếu cho ra kết luận rõ ràng, một bên nào đó sẽ được hưởng lợi, bên còn lại sẽ bất lợi, điều này không phù hợp với quan niệm của người Nhật về đức tính tốt đẹp nên có. Bởi vậy, họ thường tìm cách để lái câu chuyện và lái kết luận theo những hướng mờ mờ ảo ảo, không rõ ràng. Thật thú vị khi sự thiếu rõ ràng này được áp dụng cho cả những vấn đề mang tính hệ trọng của một quốc gia. Chúng ta vẫn biết Tokyo là thủ đô của Nhật, Abe là thủ tướng của đất nước mặt trời mọc, nhưng thực tế cả thủ đô và các nguyên thủ quốc gia cũng không được quy định trong các văn bản pháp luật. Thủ đô của Nhật được chỉ định một cách rõ ràng lần cuối cùng là vào năm 794, khi thiên hoàng Kanbu (桓武天皇 ) rời kinh về kinh đô Bình An (平安京). Sau đó trải qua các giai đoạn chính trị khác nhau như thời Mạc Phủ Kamakura (鎌倉幕府), Mạc Phủ Asikaga (足利幕府, Mạc Phủ Eido (江戸幕府) chính trị có chuyển nhưng không có giai đoạn nào quy định lại kinh đô (thủ đô) của Nhật cả. Nguyên thủ quốc gia cũng trong tình trạng không rõ ràng. Ví dụ, Mỹ quy định nguyên thủ quốc gia là tổng thống, còn nguyên thủ quốc gia của Tây Ban Nha là quốc vương. Tại Nhật, thiên hoàng tổn tại như một biểu tưởng quốc gia, thủ tướng được quy định là thủ trưởng về mặt hành chính. Nhật không quy định rõ đâu là nguyên thủ quốc gia. Mọi người cũng thường nghĩ quốc kỹ của Nhật là Sumo nhưng pháp luật cũng không quy định. Tưởng hoa cúc, hoa anh đào là quốc hoa nhưng cũng không có văn bản pháp luật nào quy định cả. Thậm chí quốc ca và quốc kỳ mãi tới năm 1999 mới được công nhận chính thức. Ấy vậy mà những thứ mà Nhật quy định thì lại chẳng thấy mấy nước quy định. Ví dụ, quốc chim là chim phượng hoàng, quốc ngư là cá chép vàng, quốc thạch là thuỷ tinh, quốc khuẩn là khuẩn cúc…-
Trả lời
Người nước ngoài thường nghĩ người Nhật thuộc tuýp người thích đưa ra những kết luận không rõ ràng. Đúng vậy, người Nhật giống như con tắc kè hoa, tuỳ theo góc độ mà màu sắc của nó biến hoá khác nhau. Sự không rõ ràng này rất phù hợp với từ 曖昧 (tiếng Nhật đọc là aimai có nghĩa là không rõ ràng). Có thể nói sự không rõ ràng này cũng là điểm mạnh của người Nhật. Trong những cuộc tranh luận, dù đã bỏ nhiều thời gian nghị luận thì cũng khó đưa ra một kết luận rõ ràng. Nếu cho ra kết luận rõ ràng, một bên nào đó sẽ được hưởng lợi, bên còn lại sẽ bất lợi, điều này không phù hợp với quan niệm của người Nhật về đức tính tốt đẹp nên có. Bởi vậy, họ thường tìm cách để lái câu chuyện và lái kết luận theo những hướng mờ mờ ảo ảo, không rõ ràng. Thật thú vị khi sự thiếu rõ ràng này được áp dụng cho cả những vấn đề mang tính hệ trọng của một quốc gia. Chúng ta vẫn biết Tokyo là thủ đô của Nhật, Abe là thủ tướng của đất nước mặt trời mọc, nhưng thực tế cả thủ đô và các nguyên thủ quốc gia cũng không được quy định trong các văn bản pháp luật. Thủ đô của Nhật được chỉ định một cách rõ ràng lần cuối cùng là vào năm 794, khi thiên hoàng Kanbu (桓武天皇 ) rời kinh về kinh đô Bình An (平安京). Sau đó trải qua các giai đoạn chính trị khác nhau như thời Mạc Phủ Kamakura (鎌倉幕府), Mạc Phủ Asikaga (足利幕府, Mạc Phủ Eido (江戸幕府) chính trị có chuyển nhưng không có giai đoạn nào quy định lại kinh đô (thủ đô) của Nhật cả. Nguyên thủ quốc gia cũng trong tình trạng không rõ ràng. Ví dụ, Mỹ quy định nguyên thủ quốc gia là tổng thống, còn nguyên thủ quốc gia của Tây Ban Nha là quốc vương. Tại Nhật, thiên hoàng tổn tại như một biểu tưởng quốc gia, thủ tướng được quy định là thủ trưởng về mặt hành chính. Nhật không quy định rõ đâu là nguyên thủ quốc gia. Mọi người cũng thường nghĩ quốc kỹ của Nhật là Sumo nhưng pháp luật cũng không quy định. Tưởng hoa cúc, hoa anh đào là quốc hoa nhưng cũng không có văn bản pháp luật nào quy định cả. Thậm chí quốc ca và quốc kỳ mãi tới năm 1999 mới được công nhận chính thức. Ấy vậy mà những thứ mà Nhật quy định thì lại chẳng thấy mấy nước quy định. Ví dụ, quốc chim là chim phượng hoàng, quốc ngư là cá chép vàng, quốc thạch là thuỷ tinh, quốc khuẩn là khuẩn cúc…-