Liên văn bản truyện ngắn "Cô tiểu thư nông dân" của Aleksandr Sergeyevich Pushkin ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Tác phẩm Cô tiểu thư nông dân của Puskin là tác phẩm mang nhiều nét tương đồng với một số tác phẩm khác. Cốt truyện Cô tiểu thư nông dân lại dựa trên cốt truyện tình yêu và thù hận trong kịch của Shakespeare, mmaftieeu biểu ở đây là Romeo và Juliet. Tuy bối cảnh của hai tác phẩm ở hai thời đại khác nhau, nhưng cái quan trọng là hướng giải quyết vấn đề của hai tác giả hoàn toàn khác nhau. Nếu cốt truyện Romeo và Juliet của Shakespeare dựa trên một cốt truyện có thật xảy ra ở Italia thời Trung cổ thì Cô tiểu thư nông dân dựa trên sự hư cấu của Puskin. Cả hai câu chuyện đều viết về tình yêu, nhưng ẩn đằng sau đó là sự phê phán xã hội đầy rẫy những bất công và oan trái, khát vọng thay đổi xã hội và cuộc sống của con người. Cả hai tác phẩm đều đề cập tới tình yêu chân thành, trong sáng, thủy chung của đôi trai gái nhưng để đến cái kết của tình yêu thì mỗi nhà văn giải quyết theo các hướng khác nhau với mục đích khác nhau phụ thuộc vào quan điểm, cái nhìn của mỗi nhà văn. Romeo và Juliet là câu chuyện tình yêu yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên. Tình yêu đã làm thay đổi con người họ và đem lại sức mạnh chiến thắng hận thù. Họ đã vượt lên mọi xung đột và mâu thuẫn giữa hai dòng họ lớn của thành Verona, bỏ qua mọi lễ giáo phong kiến để đến với nhau. Thế kỉ XVI là thế kỉ có sự mâu thuẫn, giao tranh gay gắt giữa hiện tại và quá khứ, giữa cái mới và cái cũ. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới bi kịch tình yêu của đôi trẻ. Thực chất mối thù truyền kiếp của hai dòng họ Montague và Capulet đã có từ xa xưa và người ta đã quên không còn nhớ nguyên nhân là vì sao. Cả hai dòng họ đều cố gắng giảng hòa nhưng không thể được vì vẫn còn những còn người mang tư tưởng hận thù như Tybalt. Nhân vật Tybalt đại diện cho cái cũ, sự dốt nát. Nỗi hận thù ấy lan nhanh đến cả những người hầu trong gia đình Juliet. Ngay cả ông Capulet, người mong muốn hòa giải, can ngăn Tybalt không trả thù nữa thì lại mang nặng tư tưởng phong kiến đối với con cái: bố mẹ đặt đâu con ngôi đấy. Chính vì thế, ông bố Juliet quyết định gả con gái cho Parit không cần hỏi ý kiến cô. Juliet quyết không lấy Parit. Để đến với tình yêu đích thực của mình cô đã uống thuốc ngủ tự tử. Khi nhìn thấy người yêu nằm trong hầm mộ, Rômêô tưởng cô đã chết và cũng tự tự theo. Juliet là một hình tượng nhân vật nổi loạn trong văn học thời kỳ Phục hưng. Hình tượng Juliet đã thể hiện rất rõ cuộc đấu tranh chống lại chế độ cũ, tàn dư của chế độ phong kiến, vươn lên xây dựng chế độ mới phát triển và tiến bộ hơn. Tình yêu của họ là minh chứng cho khát vọng vào tương lai, niềm tin và hi vọng. Tình yêu đó đã xóa bỏ hận thù giữa hai dòng họ và đem lại cái nhìn mới về tình yêu. Tác phẩm của Shakespeare mang giá trị nhân văn cao cả: phê phán chế độ phong kiến và đề cao quyền sống của con người. Cô tiểu thư nông dân của Puskin là câu chuyện tình yêu bắt đầu bằng sự tò mò của Lida về Alếchxây – con trai người chủ láng giềng. Để tìm hiểu về con người này, Lida đã hóa trang thành cô thôn nữ quê mùa và lấy tên là Akulina. Họ gặp nhau và làm quen trong khu rừng giữa hai gia đình. Thời gian trôi đi và họ yêu nhau lúc nào không biết. Tình yêu khiến cho họ thay đổi và trở nên trưởng thành hơn, chín chắn hơn. Nhưng chính trong lúc này cả hai bạn trẻ đều nghĩ tới mối mâu thuẫn giữa hai gia đình. Mối hiềm bất hòa đó xuất phát từ quan điểm sống của mỗi gia đình. Ông bố của Alếchxây luôn xây dựng cuộc sống theo truyền thống của dân tộc mình và rất tự hào về điều đó. Còn ông bố của Lida lại sống theo phong cách của người Anh, từ xây nhà, làm trang trại cho đến thuê một gia sư người Anh cho con gái mình. Ai cũng nghĩ rằng mình là người sáng suốt nhất, thông minh nhất, họ luôn mồm chê bai nhau. Lida và Alếchxây đều phải suy nghĩ. Lida là người hiểu rất rõ mối hiềm khích giữa hai gia đình và không dám hi vọng đến sự hòa giải. Alếchxây lại nghĩ đến sự cách biệt về vị trí xã hội giữa anh và cô thôn nữ nghèo Akulina. Tuy nhiên, mối bất hòa đó đã tự thân nó được hòa giải. Cả hai lão làng giềng hòa giải không phải xuất phát từ lương tâm chính mình mà họ nghĩ vì đồng tiền. Đây là vấn đề mà Puskin muốn chỉ ra bản chất của những quí tộc tư sản Nga. Trong thâm tâm của họ chỉ là đồng tiền. Ta hãy xem họ nghĩ về nhau như thế nào: “Tình quen biết mới đây giữa Ivan Petơrôvích Bêrêxtốp và Grigôri Ivanôvích Murômxki ngày thêm thắt chặt, và chẳng bao lâu trở thành người bạn thân thiết. Số là Murômxki thường vẫn nghĩ rằng hễ Ivan Petơrôvích qua đời thì tất cả tài sản sẽ chuyển sang tay Alếchxây, và như thế là Alếchxây sẽ trở thành một kẻ giàu có nhất trong tỉnh, và không có lí do gì lại không gả Lida cho chàng ta. Về phía mình cũng thế, lão già Bêrêxtốp tuy có nhận thấy lão láng giềng của mình “mắc bệnh sùng Anh ngu ngốc”, nhưng cũng không phủ nhận lão này có nhiều phẩm chất đặc biệt, chẳng hạn như cái tài tháo vát hiếm có; Grigôri là người có họ gần với bá tước Prônxki, một người quyền quí và có thế lực, bá tước sẽ có thể giúp ích rất nhiều cho Alếchxây, và chắc hẳn là Murômxki – theo như Ivan Petơrôvích nghĩ: sẽ vui mừng khi thấy có dịp gả con gái một cách có lợi…”. Đối với Lida, trò đùa, tính tò mò của mình đã làm câu chuyện tình trở nên phức tạp hơn, và cô không dám nói thật với Alếchxây vì sợ anh đánh giá về hạnh kiểm, tính nết, và sự chín chắn. Còn Alếchxây, khi ông bố bắt cưới con gái nhà hàng xóm, đã phán đối gay gắt vì quan niệm tình yêu của anh khác xa với ông bố. Nếu ông bố không cần đến tình yêu trong hôn nhân thì Alếchxây lại cảm nhận thấy tình yêu là tất cả. Alếchxây đã quyết định bỏ lại tất cả để đến được với tình yêu của mình, với Akulina xinh đẹp và đáng yêu. Đến cuối cùng, Alếchxây đã nhận ra Akulina của lòng anh chính là Lida – con gái người láng giềng của cha mình. Puskin cũng như Shakespeare đã đấu tránh xóa bỏ quan niệm cũ và đưa quan niệm mới vào trong văn học. Kết thúc tác phẩm Cô tiểu thư nông dân là kết thúc mở, khi Alếchxây quyết tâm đến nhà Lida để chối từ hôn ước đó và ở đây anh đã gặp được Akulina của lòng mình. So với Romeo và Juliet kết thúc Cô tiểu thư nông dân có hậu. Đó là hướng giải quyết mới của Puskin dựa vào cái nhìn nhân hậu của con người Nga từ xa xưa và kế thừa tư tưởng khai sáng của nền văn học Pháp TKXVIII.
Trả lời
Tác phẩm Cô tiểu thư nông dân của Puskin là tác phẩm mang nhiều nét tương đồng với một số tác phẩm khác. Cốt truyện Cô tiểu thư nông dân lại dựa trên cốt truyện tình yêu và thù hận trong kịch của Shakespeare, mmaftieeu biểu ở đây là Romeo và Juliet. Tuy bối cảnh của hai tác phẩm ở hai thời đại khác nhau, nhưng cái quan trọng là hướng giải quyết vấn đề của hai tác giả hoàn toàn khác nhau. Nếu cốt truyện Romeo và Juliet của Shakespeare dựa trên một cốt truyện có thật xảy ra ở Italia thời Trung cổ thì Cô tiểu thư nông dân dựa trên sự hư cấu của Puskin. Cả hai câu chuyện đều viết về tình yêu, nhưng ẩn đằng sau đó là sự phê phán xã hội đầy rẫy những bất công và oan trái, khát vọng thay đổi xã hội và cuộc sống của con người. Cả hai tác phẩm đều đề cập tới tình yêu chân thành, trong sáng, thủy chung của đôi trai gái nhưng để đến cái kết của tình yêu thì mỗi nhà văn giải quyết theo các hướng khác nhau với mục đích khác nhau phụ thuộc vào quan điểm, cái nhìn của mỗi nhà văn. Romeo và Juliet là câu chuyện tình yêu yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên. Tình yêu đã làm thay đổi con người họ và đem lại sức mạnh chiến thắng hận thù. Họ đã vượt lên mọi xung đột và mâu thuẫn giữa hai dòng họ lớn của thành Verona, bỏ qua mọi lễ giáo phong kiến để đến với nhau. Thế kỉ XVI là thế kỉ có sự mâu thuẫn, giao tranh gay gắt giữa hiện tại và quá khứ, giữa cái mới và cái cũ. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới bi kịch tình yêu của đôi trẻ. Thực chất mối thù truyền kiếp của hai dòng họ Montague và Capulet đã có từ xa xưa và người ta đã quên không còn nhớ nguyên nhân là vì sao. Cả hai dòng họ đều cố gắng giảng hòa nhưng không thể được vì vẫn còn những còn người mang tư tưởng hận thù như Tybalt. Nhân vật Tybalt đại diện cho cái cũ, sự dốt nát. Nỗi hận thù ấy lan nhanh đến cả những người hầu trong gia đình Juliet. Ngay cả ông Capulet, người mong muốn hòa giải, can ngăn Tybalt không trả thù nữa thì lại mang nặng tư tưởng phong kiến đối với con cái: bố mẹ đặt đâu con ngôi đấy. Chính vì thế, ông bố Juliet quyết định gả con gái cho Parit không cần hỏi ý kiến cô. Juliet quyết không lấy Parit. Để đến với tình yêu đích thực của mình cô đã uống thuốc ngủ tự tử. Khi nhìn thấy người yêu nằm trong hầm mộ, Rômêô tưởng cô đã chết và cũng tự tự theo. Juliet là một hình tượng nhân vật nổi loạn trong văn học thời kỳ Phục hưng. Hình tượng Juliet đã thể hiện rất rõ cuộc đấu tranh chống lại chế độ cũ, tàn dư của chế độ phong kiến, vươn lên xây dựng chế độ mới phát triển và tiến bộ hơn. Tình yêu của họ là minh chứng cho khát vọng vào tương lai, niềm tin và hi vọng. Tình yêu đó đã xóa bỏ hận thù giữa hai dòng họ và đem lại cái nhìn mới về tình yêu. Tác phẩm của Shakespeare mang giá trị nhân văn cao cả: phê phán chế độ phong kiến và đề cao quyền sống của con người. Cô tiểu thư nông dân của Puskin là câu chuyện tình yêu bắt đầu bằng sự tò mò của Lida về Alếchxây – con trai người chủ láng giềng. Để tìm hiểu về con người này, Lida đã hóa trang thành cô thôn nữ quê mùa và lấy tên là Akulina. Họ gặp nhau và làm quen trong khu rừng giữa hai gia đình. Thời gian trôi đi và họ yêu nhau lúc nào không biết. Tình yêu khiến cho họ thay đổi và trở nên trưởng thành hơn, chín chắn hơn. Nhưng chính trong lúc này cả hai bạn trẻ đều nghĩ tới mối mâu thuẫn giữa hai gia đình. Mối hiềm bất hòa đó xuất phát từ quan điểm sống của mỗi gia đình. Ông bố của Alếchxây luôn xây dựng cuộc sống theo truyền thống của dân tộc mình và rất tự hào về điều đó. Còn ông bố của Lida lại sống theo phong cách của người Anh, từ xây nhà, làm trang trại cho đến thuê một gia sư người Anh cho con gái mình. Ai cũng nghĩ rằng mình là người sáng suốt nhất, thông minh nhất, họ luôn mồm chê bai nhau. Lida và Alếchxây đều phải suy nghĩ. Lida là người hiểu rất rõ mối hiềm khích giữa hai gia đình và không dám hi vọng đến sự hòa giải. Alếchxây lại nghĩ đến sự cách biệt về vị trí xã hội giữa anh và cô thôn nữ nghèo Akulina. Tuy nhiên, mối bất hòa đó đã tự thân nó được hòa giải. Cả hai lão làng giềng hòa giải không phải xuất phát từ lương tâm chính mình mà họ nghĩ vì đồng tiền. Đây là vấn đề mà Puskin muốn chỉ ra bản chất của những quí tộc tư sản Nga. Trong thâm tâm của họ chỉ là đồng tiền. Ta hãy xem họ nghĩ về nhau như thế nào: “Tình quen biết mới đây giữa Ivan Petơrôvích Bêrêxtốp và Grigôri Ivanôvích Murômxki ngày thêm thắt chặt, và chẳng bao lâu trở thành người bạn thân thiết. Số là Murômxki thường vẫn nghĩ rằng hễ Ivan Petơrôvích qua đời thì tất cả tài sản sẽ chuyển sang tay Alếchxây, và như thế là Alếchxây sẽ trở thành một kẻ giàu có nhất trong tỉnh, và không có lí do gì lại không gả Lida cho chàng ta. Về phía mình cũng thế, lão già Bêrêxtốp tuy có nhận thấy lão láng giềng của mình “mắc bệnh sùng Anh ngu ngốc”, nhưng cũng không phủ nhận lão này có nhiều phẩm chất đặc biệt, chẳng hạn như cái tài tháo vát hiếm có; Grigôri là người có họ gần với bá tước Prônxki, một người quyền quí và có thế lực, bá tước sẽ có thể giúp ích rất nhiều cho Alếchxây, và chắc hẳn là Murômxki – theo như Ivan Petơrôvích nghĩ: sẽ vui mừng khi thấy có dịp gả con gái một cách có lợi…”. Đối với Lida, trò đùa, tính tò mò của mình đã làm câu chuyện tình trở nên phức tạp hơn, và cô không dám nói thật với Alếchxây vì sợ anh đánh giá về hạnh kiểm, tính nết, và sự chín chắn. Còn Alếchxây, khi ông bố bắt cưới con gái nhà hàng xóm, đã phán đối gay gắt vì quan niệm tình yêu của anh khác xa với ông bố. Nếu ông bố không cần đến tình yêu trong hôn nhân thì Alếchxây lại cảm nhận thấy tình yêu là tất cả. Alếchxây đã quyết định bỏ lại tất cả để đến được với tình yêu của mình, với Akulina xinh đẹp và đáng yêu. Đến cuối cùng, Alếchxây đã nhận ra Akulina của lòng anh chính là Lida – con gái người láng giềng của cha mình. Puskin cũng như Shakespeare đã đấu tránh xóa bỏ quan niệm cũ và đưa quan niệm mới vào trong văn học. Kết thúc tác phẩm Cô tiểu thư nông dân là kết thúc mở, khi Alếchxây quyết tâm đến nhà Lida để chối từ hôn ước đó và ở đây anh đã gặp được Akulina của lòng mình. So với Romeo và Juliet kết thúc Cô tiểu thư nông dân có hậu. Đó là hướng giải quyết mới của Puskin dựa vào cái nhìn nhân hậu của con người Nga từ xa xưa và kế thừa tư tưởng khai sáng của nền văn học Pháp TKXVIII.